Xin chào Luật sư! Tôi là Nguyễn Thị H, hiện tôi dang kinh doanh nhà hàng ăn uống. Tôi đang có thắc mắc cần Luật sư giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi: Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid – 19 diễn biến phức tạp muốn thông báo tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp được tạm dừng kinh doanh trong bao lâu? Khi thông báo doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh do Covid-19 có được hoãn trả nợ hay không? Muốn vay vốn để trả lương cho người lao động đang ngừng việc do ảnh hưởng Covid-19 thì lãi suất vay là bao nhiêu? Nếu quá hạn không trả thì tính lãi thế nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã quan tâm, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Như chúng ta được biết trên các thông tin đại chúng, hiện nay tình hình dịch bệnh covid-19 đang có diễn biễn rất phức tạp cả trong nước lẫn ngoài nước; điều này đã khiến cho không ít doanh nghiệp phải phá sản; hay phải tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian. Vậy khi thông báo tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp được tạm dừng kinh doanh trong bao lâu khi dịch covid – 19? Có đượchoãn trả nợ hay không?
Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP; thì doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo; nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành không quy định thời gian tạm ngừng kinh doanh tối đa đối với một doanh nghiệp; mà chỉ đưa ra các hạn chế như thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm trên một lần thông báo; tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Do đó, trường hợp nếu doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh liên tiếp trong 2 năm; mà vẫn muốn tiếp tục tạm ngừng thì có thể trở lại hoạt động kinh doanh một thời gian; sau đó tiếp thục thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định.
Xem thêm: Giải thể doanh nghiệp là gì? Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh do Covid-19 có được hoãn trả nợ hay không?
Trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Nộp đủ số thuế còn nợ của doanh nghiệp.
- Tiếp tục thanh toán các khoản nợ; hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động; trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Như vậy, việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp; đối với các khoản nợ đến hạn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ đó khi đến hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận với chủ nợ về việc tạm hoãn hoặc kéo dài thời hạn trả nợ.
Xem thêm: Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh được không?
Vay vốn để trả lương cho người lao động đang ngừng việc do ảnh hưởng Covid-19 thì lãi suất vay là bao nhiêu?
Căn cứ Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg; thì doanh nghiệp được vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020.
- Đang gặp khó khăn về tài chính; không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động; đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.
- Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Thời hạn vay vốn đối với doanh nghiệp trong trường hợp này tối đa là 12 tháng; với lãi suất trong hạn là 0% và không cần tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, trường hợp đến kỳ hạn trả nợ; nếu doanh nghiệp vay vốn không trả được nợ thì toàn bộ số dư nợ còn lại của khoản vay sẽ được chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm.
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật này quy định về kỳ hạn trả lương như sau:
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Theo Khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày
Nếu doanh nghiệp trả lương chậm quá 1 tháng thì có thể khởi kiện doanh nghiệp để đòi quyền lợi cho mình. Thủ tục khởi kiện có thể tiến hành theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Hy vọng bài viết “Ảnh hưởng Covid – 19 doanh nghiệp được tạm dừng kinh doanh trong bao lâu?” có ích cho độc giả!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102