Chào Luật sư, hàng xóm tôi có hai anh em cha mẹ đã mất nhưng cả hai đều muốn giành đất hương hỏa thờ cúng, tôi thấy thương cho ông bà cụ tuy đã qua đời nhưng con cháu như vậy thật không yên lòng. Luật sư cho tôi hỏi Anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đất hương hỏa là gì?
Đất hương hỏa là Đất do dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu cùng canh tác, hưởng dụng, các hoa lợi có được hưởng dùng vào việc thờ cúng , giỗ chạp để ghi nhớ công đức của người quá cố.
Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng.
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Người quản lý có được chuyển nhượng đất hương hỏa không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, đất này sẽ không được chia thừa kế, không được mua bán, chuyển nhượng.
Đối với các trường hợp người quản lý đất hương hỏa cố tình thực hiện chuyển nhượng đất cho người khác thì thì những người thừa kế có quyền giao đất hương hỏa cho người khác quản lý để phục vụ đúng mục đích thờ cúng. (Theo điều 645 của Bộ luật dân sự).
Theo đúng quy định, người quản lý đất hương hỏa chỉ là người đứng ra quản lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích của di sản là dùng vào việc thờ cúng.
Như vậy, đất hương hỏa là một trong số ít trường hợp không được phép chuyển nhượng đất. Trên thực tế, đất hương hỏa sẽ được nhượng quyền quản lý cho người khác (đời trước chuyển cho đời sau hoặc chuyển cho người có khả năng quản lý tốt hơn) trên hình thức lập di chúc và chỉ được dùng vào việc thờ cúng.
Anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết như thế nào?
Đối với tranh chấp đất đai xảy ra giữa anh em thì biện pháp tốt nhất để giải quyết đó chính hòa giải. Hòa giải là cách để mọi người cùng nhau thỏa thuận, hạn chế những mâu thuẫn để giữ gìn mối quan hệ tình cảm anh em tốt đẹp. Đây cũng là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai được Luật Đất đai 2013 khuyến khích thực hiện.
Cụ thể, theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, “Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Theo khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, kết quả hòa giải được giải quyết như sau:
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng bắt buộc phải thực hiện hòa giải trước khi khởi kiện. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP: “Đối với tranh chấp người có quyền sử dụng đất chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.
Do đó, cần phải xác định bản chất của tranh chấp đất đai ở đây là gì. Nếu là tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất, thì phải bắt buộc thực hiện hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện.
Nếu là tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho, tranh chấp thừa kế,… thì không nhất thiết phải thực hiện hòa giải tại cơ sở. Các bên có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết như thế nào? Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tra cứu quy hoạch thửa đất. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đất hương hỏa dùng vào việc thờ cúng như sau:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Như vậy, đất hương hỏa là phần đất được dùng vào việc thờ cúng, chăm sóc phần mộ,… để ghi nhớ công đức của dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ không được thừa kế, không thể tiến hành việc chia thừa kế mà phải thực hiện đúng di chúc là dùng phần đất đó vào việc thờ cúng và được giao cho một người đã được người chết hoặc những người thừa kế chỉ định quản lý.
Trường hợp, toàn bộ di sản của người chết để lại mà không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản trước khi chết thì có thể bán phần đất hương hỏa để thực hiện nghĩa vụ đó.
Người để lại di sản không lập di chúc thì phần di sản không được xem là di sản dùng vào việc thờ cúng. Do đó, phần di sản này được chia theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế. Đó là “những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau” (Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015). Trong đó:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.