Theo quy định của Bộ luật hình sự; hình phạt tù có thời hạn là 1 trong các hình phạt thể hiện sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước và được áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên; trong 1 số trường hợp; người phạm tội bị kết án lại được miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện hay còn lại là được hưởng án treo theo quy định. Vậy án treo theo quy định pháp luật được thể hiện như nào? Điều kiện để người bị kết án được hưởng án treo là gì? Hay người bị kết án được hưởng án treo khi nào theo quy định?
Mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề Án treo theo quy định pháp luật?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Án treo là chế định hình sự ra đời từ rất sớm; trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài của khoa học hình sự Việt Nam; từ sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 tới nay; tuy có nhiều cách hiểu khác nhau. Đôi lúc “án treo” còn được hiểu là “tạm đình chỉ việc thi hành án” hoặc là một biện pháp “hoãn chấp hành án phạt tù có điều kiện” hay “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”. Trước khi tìm hiểu điều kiện để người bị kết án được hưởng án treo; thì ta cần đi tìm hiểu về khái niệm án treo là gì?
Án treo theo quy định là gì
Pháp luật không có định nghĩa cụ thể về án treo; tuy nhiên trước tiên phải hiểu án treo không phải là 1 hình phạt. Và cũng có nhiều quan điểm khác nhau về án treo; ví dụ như:
- Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện; được áp dụng đối với người bị phạt không quá ba năm tù; căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ; nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.
- Theo quan điểm của GS.TS Lê Văn Cảm: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi; trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định”.
- Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp thì : “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”.
Từ những quan điểm trên; và căn cứ vào khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự; ta có thể hiểu án treo là “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện; được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 3 năm; không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù; khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định; nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội; đồng thời cũng cảnh cáo họ nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách; thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó”.
Hưởng án treo theo quy định
Điều kiện 1để hưởng án treo theo quy định
Điều kiện thứ nhất là căn cứ vào mức phạt tù.
Người bị áp dụng hình phạt tù không quá 03 năm; không phân biệt tội gì thì có thể được xem xét cho hưởng án treo; trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt không quá 03 năm tù thì cũng có thể được hưởng án treo.
Khi Tòa án tuyên mức hình phạt tù; thì nghiêm cấm các trường hợp vì có ý định từ trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo; nên Tòa án tuyên mức án thấp hơn thời hạn 03 năm tù giam để cho người đó được hưởng án treo; hoặc đáng lẽ bị cáo được hưởng án treo nhưng Tòa án có ý định từ trước là không cho hưởng án treo; nên Tòa án đã tuyên mức án cao hơn 03 năm để không cho bị cáo được hưởng án treo.
Điều kiện 2 để hưởng án treo theo quy định
Điều kiện tiếp theo mà người bị kết án được hưởng án treo là căn cứ vào nhân thân người phạm tội.
Nhân thân tốt là trước đây người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách pháp luật; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ ở nơi cư trú; nơi làm việc….
Những tình tiết nhân thân tốt vừa là điều kiện cần; vừa có ý nghĩa đối với việc xem xét áp dụng án treo. Nhân thân phản ánh khả năng tự cải tạo; giáo dục người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội; sau khi phạm tội cho thấy sự ăn năn hối lỗi và thành khẩn nhận tội thì họ có nhiều khả năng tự giáo dục; cải tạo hơn các đối tượng khác. Đây cũng là đặc điểm có liên quan đến việc đạt được mục đích của hình phạt; vì mục đích của hình phạt là cải tạo; giáo dục những người bị kết án; giáo dục các thành viên khác trong xã hội tuân thủ pháp luật; cũng như hỗ trợ cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả.
Điều kiện 3 để hưởng án treo theo quy định
Căn cứ khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015; người được hưởng án treo phải có các tình tiết giảm nhẹ. Nhiều tình tiết giảm nhẹ được hiểu là phải từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; trong đó có ít nhất là 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015.
Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng; thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015.
Điều kiện 4 để hưởng án treo theo quy định
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú; mà người được hưởng án treo về cư trú; sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo; Còn nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan; tổ chức có thẩm quyền.
Điều kiện 5 để hưởng án treo theo quy định
Cuối cùng là vấn đề Tòa án xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù.
Chỉ khi nào xét thấy nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù; thì cũng không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng; chống tội phạm mà ngược lại; còn có tác dụng tốt cho việc cải tạo; khuyến khích người phạm tội sửa chữa thì mới cho họ hưởng án treo. Cần tránh tình trạng cho người được hưởng án treo một cách tuỳ tiện, thiếu căn cứ; không được nhân dân đồng tình ủng hộ và làm giảm tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung của án treo.
Thời gian thử thách án treo theo quy định
Trong thời gian thử thách; Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan; tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát; giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức; chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Trong thời gian thử thách; nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên; thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới; thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Có thể bạn quan tâm
- Đang thi hành hình phạt án treo có được thành lập doanh nghiệp không?
- Thủ tục thi hành án treo theo quy định thi hành án hình sự
- Đang chấp hành án treo có được đi du lịch không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Án treo theo quy định pháp luật?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 . Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 65 BLHS năm 2015; thì căn cứ vào những điều kiện sau để Tòa án quyết định cho hay không cho bị cáo được hưởng án treo:
– Mức phạt tù không quá 03 năm;
– Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội;
– Có các tình tiết giảm nhẹ;
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;
– Tòa án xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.