Chào Luật sư, chồng tôi hiện đang chấp hành án treo về tội trộm cắp tài sản cũng đã được 5 tháng rồi và có nhu cầu đi làm. Luật sư cho tôi hỏi án treo có được đi làm không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Án treo thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực của xã hội cũng như gia đình.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề án treo có được đi làm không? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Án treo là gì?
Theo giải thích tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm; căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Theo đó, án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện; được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm.
Án treo cho phép người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội; đồng thời cũng cảnh cáo rằng; nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách; thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó.
Điều kiện để được xét án treo
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự; và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP; thì người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo; khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
– Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách; pháp luật; và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
- Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích; người bị kết án nhưng đã được xóa án tích; người đã bị xử phạt vi phạm hành chính; hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật; nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án; và có đủ các điều kiện khác; thì cũng có thể cho hưởng án treo;
- Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật”; hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”; hoặc “đã bị kết án”; và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
- Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác; thì cũng có thể cho hưởng án treo”.
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
+ Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
- Có nơi cư trú rõ ràng; hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan; tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
+ Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú; hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú; mà người được hưởng án treo về cư trú; sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
+ Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động; hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo; và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng; chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật; đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4; và khoản 5 Điều 3 Theo quy định tại Bộ luật Hình sự; và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP.
Lưu ý trong việc áp dụng án treo
Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự thì:
– Trong thời gian thử thách; Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan; tổ chức nơi người đó làm việc; hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát; giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan; tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
– Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung; nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
Trong trường hợp nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách; và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát; giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
Và ngược lại nếu trong thời gian thử thách; nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên; thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới; thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Hình sự.
Nhân thân xấu có được hưởng án treo không?
Nhân thân xấu có được hưởng án treo không? Câu trả lời là có.
Trước khi Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP; thì để được hưởng án treo; thì bên cạnh việc người phạm tội phải bị xử phạt tù không quá 03 năm; thì người phạm tội phải có nhân thân tốt. Mà được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này; người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật; và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Cho nên chính quy định đó chúng ta tự hiểu rằng; nếu người phạm tội có nhân thân xấu sẽ không được hưởng án treo. Và điều này là trái với tinh thần của quy định về án treo là “căn cứ vào nhân thân của người phạm tội” của Bộ luật Hình sự quy định tức không để cập rằng bạn phải có nhân thân tốt mới được hưởng án treo
Kể từ khi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP; thì điều kiện về nhân thân tốt đã được bãi bõ. Chính vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng người có nhân thân xấu vẫn có thể được hưởng án treo.
Xoá án tích đối với án treo
Đối với đương nhiên xoá án tích; thì người bị kết án đương nhiên được xóa án tích; nếu từ khi hết thời gian thử thách án treo và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 01 năm.
Đối với xoá án tích theo quyết định của Toà án; thì người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích; nếu từ khi hết thời gian thử thách án treo và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn s 01 năm.
Án treo có được đi làm không?
Án treo có được đi làm không? Đây là một câu hỏi dễ nhưng rất khó trả lời. Bởi câu trả lời là tuỳ từng trường hợp. Bởi:
Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Hình sự thì:
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Và cũng theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự thì:
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
…
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Như vậy thông qua quy định này ta biết được rằng người đang chấp hành án treo không phải là không được đi làm. Mà chỉ không được đảm nhiệm chức vụ; hành nghề hoặc làm công việc nhất định nếu xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Trong trường hợp việc người hưởng án treo không làm ảnh hưởng đến những yếu tố trên thì họ vẫn được đi làm bình thường.
Tuy nhiên sẽ có một trường hợp đặc biệt là đối với người được hưởng án treo thì họ sẽ không được quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân như trước khi họ phạm tội
Video luật sư X giải đáp thắc mắc Án treo có được đi làm không?
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
- Một số nội dung đáng chú ý về Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
- Quy định về bảo vệ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Án treo có được đi làm không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, hồ sơ trích lục khai sinh ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, án treo được quy định tại Điều 1. Theo đó, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Theo đó, án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm.
Theo khoản 1 điều 92 Luật thi hành án hình sự năm 2019 và điểm a khoản 1 điều 31 Luật Cư trú năm 2020, người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, thực hiện việc khai báo tạm vắng.
Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
Theo khoản 1 Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015; quy định đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế; hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này; công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự”.
Theo như quy định trên, người đang chấp hành án treo là một trong các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, người đang hưởng án treo không được đi nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015.