Đất đai là tài sản thiên nhiên vô cùng quý giá. Trong quá trình sử dụng đất, không tránh khỏi sự bất đồng, mâu thuẫn quan điểm khác nhau về việc sử dụng, chiếm dụng đất. Chính vì vậy mà tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội ở mọi thời kì lịch sử. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường và hội nhập thì vấn đề tranh chấp đất đai lại đang diễn ra khá phổ biến và có tính chất phức tạp cao tại Tòa án.
Một câu hỏi đặt ra là nếu tranh chấp đất đai xảy ra và được Tòa án giải quyết thì án phí tranh chấp đất đai ai chịu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tranh chấp đất đai là gì?
Các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật, vì thể sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, bất đồng nhất định. Hay nói cách khác, trong quá trình chiếm hữu, sử dụng đất đai các chủ thể không tránh khỏi những tranh chấp giữa các chủ thể. Vậy tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 có giải thích từ ngữ tranh chấp đất đai như sau:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Việc hiểu được khái niệm tranh chấp đất đai sẽ giúp chúng ta nhận diện và phân biệt được tranh chấp đất đai trong nhưng tranh chấp khác như tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động, tranh chấp kinh doanh thương mại, …
Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
Khi có sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai thì các bên chủ thể quan tâm đến việc trình tự giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Theo pháp luật hiện hành, trình tự giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
– Bước 1: Hòa giải tại cơ sở
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau:
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo đó, các bên tranh chấp đất đai đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải trước khi muốn khởi kiện tại cơ quan Tòa án. Thủ tục hòa giải tại UBND xã không được phép kéo dài quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Bước 2: Giải quyết tranh chấp đất đai:
Nếu việc hòa giải ở UBND xã không thành thì các bên chủ thể trong tranh chấp đất đai sẽ tiến hành giải quyết ở cơ quan Tòa án hoặc UBND phụ thuộc vào việc đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Điều 203. Thẩm quyền tranh chấp đất đai
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Theo đó, nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì cơ quan Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự. Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án sau đó tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp là tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Án phí tranh chấp đất đai ai chịu?
Tại tòa án giải quyết các tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 hoặc được đương sự lựa chọn là hình thức để giải quyết tranh chấp nếu không có các loại giấy tờ mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai trên. Khi giải quyết tại Tòa án một trong các bên tranh chấp phải có nghĩa vụ trả cho tòa một khoản phí. Vậy ai là người phải chịu án phí tranh chấp đất đai?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể như sau:
Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể
2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.
3. Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.
Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ thể chịu án phí khác nhau theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Án phí tranh chấp đất đai ai chịu” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như vấn đề đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Mức án phí tranh chấp đất đai được xác định theo quy định tại tiểu mục 1.1; 1.3 mục 1 và tiểu mục 2.1 mục 2 phần I Danh mục Án phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016).
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì cơ quan thi hành án dân sự có nghĩa vụ thu án phí dân sự, trong đó có án phí giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó, chủ thể có nghĩa vụ nộp án phí sẽ nộp án phí ở Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện (nếu vụ án tranh chấp đất đai không có yếu tố nước ngoài và thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện) hoặc Chi cục thi hành án dân sự cấp tỉnh (nếu vụ án tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh).