Chào luật sư, tôi đã quen và lấy chồng người nước ngoài khi anh ta sang nước mình du lịch. Chúng tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Một năm trở lại đây, tôi và chồng thường xuyên bất đồng quan điểm, thường xuyên xảy ra tranh cãi. Và chúng tôi đã ly thân. Vài ngày trước đây chồng tôi đề nghị ly hôn. Tôi đồng ý và chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục ly hôn thời gian tới. Một vấn đề mà tôi thắc mắc đó là Án phí ly hôn với người nước ngoài bao nhiêu tiền? Luật sư có thể tư vấn cho tôi được không
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về ly hôn với người nước ngoài
Tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Án phí ly hôn với người nước ngoài bao nhiêu tiền?
Đối với trường hợp ly hôn thuận tình
Trường hợp ly hôn thuận tình có tài sản chung và vợ chồng đã thoả thuận được thì sẽ không phải nộp án phí chia tài sản theo giá ngạch. Theo quy định của Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH thì lệ phí ly hôn đồng thuận hai vợ chồng phải nộp là 300.000 đồng.
Đối với ly hôn đơn phương
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn tiền án phí mà vợ chồng phải nộp khi thực hiện thủ tục ở Tòa án cấp sơ thẩm sẽ được xác định hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Toà án chỉ giải quyết quan hệ hôn nhân
Trường hợp này chỉ cần phải đóng Án phí ly hôn không có giá ngạch với mức án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.
Trường hợp 2: Toà án giải quyết quan hệ hôn nhân, tài sản, con chung
Đối với vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản thì án phí được xác định theo giá trị tài sản như sau:
- Tài sản dưới 6.000.000 đồng: 300.000 đồng.
- Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
- Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng.
- Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng.
- Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.
- Tài sản trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Ngoài ra còn có Lệ phí ủy thác tư pháp xác minh ra nước ngoài là 200.000 đồng.
Quy trình thuận tình ly hôn với người nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn
Hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài được chuẩn bị theo danh mục. Vì chồng bạn không thể về Việt Nam được; do vậy hồ sơ còn cần kèm theo đơn xin xét xử vắng mặt để tòa án có thể xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt cho vợ chồng bạn. Nếu bạn không thể đến xét xử thì cũng cần chuẩn bị đơn tương tự.
Các giấy tờ trong hồ sơ ly hôn nêu trên nếu được cơ quan nước ngoài cấp cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Thuận tình ly hôn gồm có:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc); Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại nước ngoài thì bạn cần phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định
- Hộ chiếu/CMND/CCCD của vợ và chồng (bản sao chứng thực);
- Sổ hộ khẩu của/Sổ tạm trú/Thẻ tạm trú của vợ chồng (bản sao chứng thực);
- Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con)
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có).
- Đơn đề nghị vắng mặt của người yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
Tòa án cấp tỉnh nơi bạn có hộ khẩu tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi cho chồng người nước ngoài. Có thể nộp đến Tòa án thông qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho Luật sư hoặc người quen nhận hồ sơ và nộp trực tiếp đến Tòa án.
Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn
Sau khi tiếp nhận hồ sơ; Tòa án xem xét về thẩm quyền và tính hợp lệ của hồ sơ ly hôn trong vòng 8 ngày làm việc. Nếu như hồ sơ hợp lệ; Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí/ lệ phí cho người yêu cầu với thời hạn đóng 05 ngày. Sau khi người yêu cầu ly hôn hoàn thành việc đóng phí theo thông báo; vụ việc ly hôn chính thức được Tòa án thụ ly và giải quyết theo quy định.
Nếu bạn không có thời gian thực hiện các thủ tục, bạn có thể ủy quyền cho Luật sư để thực hiện việc đóng tạm ứng án phí/ lệ phí Tòa án; thực hiện các thủ tục tại Tòa án để giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Việc ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Thủ tục hòa giải tại Tòa án khi ly hôn tại Việt Nam là bắt buộc. Tuy nhiên, do có một hoặc cả hai không có mặt nên Toà án sẽ không tổ chức hoà giải.
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn sẽ có hiệu lực ngay khi ban hành. Khi đó, vợ chồng không thể kháng cáo quyết định này đến Tòa án
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Phí ly hôn với người nước ngoài bao nhiêu tiền?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ thám tử điều tra chồng ngoại tình hay tìm hiểu về trích lục khai tử bản sao của chúng tôi… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn
- Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn khai sinh cho con thế nào ?
- Làm giấy khai sinh khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn có được không?
Câu hỏi thường gặp
Trong quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự không quy định về việc giải quyết một vụ án ly hôn với người nước ngoài thời gian bao lâu? Bởi thời gian giải quyết ly hôn với người nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì vậy việc xác định cụ thể một khoảng thời gian là rất khó khăn. Căn cứ vào trình tự thủ tục tố tụng tại tòa cũng như kinh nghiệm hành nghề luật sư lâu năm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì thời gian giải quyết các vụ ly hôn với người nước ngoài thường diễn ra như sau:
Thời gian ly hôn đồng thuận với người nước ngoài: Thời gian khoảng từ 1 đến 4 tháng;
Thời gian đơn phương ly hôn với người nước ngoài: cấp sơ thẩm khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản,…thì có thể kéo dài hơn). Cấp phúc thẩm từ 3 đến 4 tháng(nếu có kháng cáo).
Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng(do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp).
Theo quy định tại các điều 28, 37, 39 và điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú.
Do đó, để có thể ly hôn, vợ hoặc chồng đang sinh sống tại Việt Nam phải nộp hồ sơ ly hôn cùng tài liệu kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng bạn cư trú ở Việt Nam trước khi đi nước ngoài.
Nếu trong trường hợp vợ hoặc chồng không có địa chỉ của bị đơn hoặc bị đơn cố tình giấu địa chỉ thì:
Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP (ngày16/04/2003, của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, HN&GĐ), trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:
Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định khi không tìm được địa chỉ của bị đơn và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.
Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.
Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng (điểm b, tiểu mục 2.1, Phần II).