Mới đây, một tài khoản trên mạng xã hội đã đăng tải hình ảnh một cô gái mặc quần áo ngắn, hở hang đang bị người trong chùa giữ lại tại cửa chùa không cho vào. Cô gái này còn cãi và đòi vào lễ vì cho rằng đây là tự do tín ngưỡng. Hình ảnh đang được lan truyền nhanh chóng, rất nhiều người bức xúc cho rằng cô gái ăn mặc phản cảm không được cho vào chùa là đúng> Và rất nhiều người thắc mắc có chế tài nào cho hành vi này hay không? Ăn mặc phản cảm, hở hang đi chùa có bị xử phạt không? Để làm rõ vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Quy định về trang phục khi đến lễ chùa
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể trách nhiệm của người tham gia lễ hội tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP như sau:
Người tham gia lễ hội có các quyền sau
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Ăn mặc phản cảm, hở hang đi chùa có bị xử phạt không?
Tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo. Trong đó có những quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
Cụ thể, tại Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Như vậy, trường hợp trên cô gáo mặc trang phục không lịch sự, ăn mặc phản cảm, hở hang đi chùa có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức cao nhất là 500.000 đồng. Có thể thấy, chùa là nơi linh thiêng cần ăn mặc trang phục phù hợp. Hành vi của cô gái là một hành vi đáng bị phê phán, để mỗi cá nhân khi đến chùa sẽ ý thức được trang phục sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa của người Việt Nam.
Hoạt động mê tín dị đoan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Mê tín được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không căn cứ nào để chứng minh. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí; không phù hợp với lẽ tự nhiên (như là tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…); dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng; hao tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, thiệt hại về tài sản.
Với những nguy hại của mê tín dị đoan như trên; nên Nhà nước nghiêm cấm mọi hình thức mê tín dị đoan; và có chế tài thích đáng với người vi phạm.
Hành vi hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sau:
Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Làm chết người;
- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Ăn mặc phản cảm, hở hang đi chùa có bị xử phạt không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn trích lục khai sinh , trích lục khai tử,….. của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm
- Tín ngưỡng và mê tín dị đoan được pháp luật quy định như thế nào?
- Cách tính giá đất theo mét vuông
- Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái thì bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.”
Như vậy, hành vi nói tục, chửi bậy trên chùa bị xử phạt theo quy định nêu trên với mức phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định