Án lệ số 39/2020/AL Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13/8/2020 và được công bố theo Quyết định 276/QĐ-CA ngày 02/10/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu quy định ra sao? Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Có gì cần chú ý về án lệ giao dịch dân sự vô hiệu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra. Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu như thế nào?
Theo điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu có quy định: “ Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.
Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch về chủ thể; về sự thể hiện ý chí của các chủ thể; về mục đích và nội dung của giao dịch; và về hình thức của giao dịch nếu pháp luật có quy định hình thức bắt buộc của một giao dịch nào đó thì hình thức này là điều kiện có hiệu lực của giao dịch.
Như vậy; các giao dịch được xác lập nhưng cũng có thể bị tuyên bố vô hiệu vì không thực hiện các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được luật quy định.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Theo điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
- Các bên chấm dứt việc thực hiện giao dịch dân sự. Khi một giao dịch dân sự bị vô hiệu; tức là nó không còn giá trị pháp lí ngay từ thời điểm giao kết.
- Hoàn trả lại tài sản: Khi một GDDSVH thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng vật thì hoàn trả bằng tiền.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi; lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi; lợi tức đó. Đối tượng mà họ xác lập giao dịch là đối tượng của giao dịch vô hiệu trước đó; họ chỉ là người thứ ba ngay tình nếu như trong trường hợp đó họ không biết và pháp luật quy định họ không buộc phải biết khi tham gia giao dịch; hợp đồng họ chiếm giữ một cách công khai, minh bạch.
- Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, thì “bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Thông thường khi giao dịch dân sự bị tuyên là vô hiệu; pháp luật quy định bên nào thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; có lỗi và là nguyên nhân trực tiếp làm cho giao dịch bị vô hiệu; thì phải bồi thường cho bên không có lỗi; nếu cả hai bên cùng có lỗi thì mỗi bên tự gánh chịu phần thiệt hài của mình.
Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu quy định ra sao?
Nguồn án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu
Quyết định giám đốc thẩm số 29/2019/DS-GĐT ngày 12-11-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng ở nhờ nhà ở” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là cụ Trần Vân C với bị đơn là ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 và Công ty TNHH một thành viên Du lịch T; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 03 người.
Vị trí nội dung án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu
Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu
– Tình huống án lệ:
Người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà.
– Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu
– Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 (tương ứng với khoản 6 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005, khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015);
– Điều 21 Luật Nhà ở năm 2005 (tương ứng với Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014);
– Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Nội dung án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu
“[1]…Như vậy, có cơ sở xác định cụ C đã thỏa thuận bán một phần căn nhà số 182 đường A đang thuê của Nhà nước cho bà C1 với điều kiện khi cụ C được Nhà nước hóa giá; hay nói cách khác, giao dịch giữa cụ C và bà C1 là giao dịch dân sự có điều kiện; khi nào cụ C được Nhà nước bán hóa giá nhà thì giao dịch phát sinh hiệu lực. Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 quy định: “Trong trường hợp các bên thỏa thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng; thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt”.
Điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng tuy không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, nhưng trong phần nhà đất cụ C thỏa thuận chuyển nhượng cho bà C1 có diện tích 42,74m2 nằm trong lộ giới, Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của cụ C cho nên phần lớn điều kiện đó không xảy ra. Vì vậy, sự thỏa thuận giữa cụ C với bà C1 không phát sinh hiệu lực, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên vô hiệu là có căn cứ.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Đơn xin khám lại nghĩa vụ quân sự mới năm 2022
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu quy định ra sao?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ bảo hộ logo công ty, đăng ký mã số thuế cá nhân; dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Giao dịch dân sự do lừa dối sẽ bị vô hiệu.
Theo nguyên tắc chung, các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của giao dịch. Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng ký hoặc xin phép mà các bên không tuân thủ quy định này mới bị vô hiệu.