Người kháng cáo là người thực hiện quyền của mình để bảo vệ lợi ích không bị xâm hại. Do đó, người có quyền kháng cáo đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình xét xử; tránh dẫn đến sai xót và bắt oan. Vậy ai là người có quyền kháng cáo cụ án hình sự theo quy định của pháp luật? Dưới đây là bài viết của Luật sư X làm rõ về vấn đề này!
Căn cứ pháp lý:
Kháng cáo là gì?
Kháng cáo là việc người tham gia tố tụng theo quy đinh của BLTTHS viết đơn; hoặc trình bày trực tiếp với Toà án về việc không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án; và đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án; hoặc xét lại quyết định sơ thẩm khi bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật.
Người có quyền kháng cáo vụ án hình sự theo quy định của pháp luật
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về người có quyền kháng cáo như sau:
Điều 331. Người có quyền kháng cáo
“1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.”
Như vậy, căn cứ quy định trên; những người có quyền kháng cáo vụ án hình sự bao gồm:
Thứ nhất; bị cáo, bị hại và người đại diện của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, hoặc quyết định sơ thẩm;
Thứ hai; người bào chữa cho người dưới 18 tuổi; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người mà mình bào chữa.
Thứ ba; nguyên đơn dân sư, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Thứ tư; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Thứ năm; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Thứ sáu; người được Toà án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là không có tội.
Ví dụ:
Nguyễn Văn A không thực hiện hành vi trái pháp luật; song Toà án cấp sơ thẩm lại nhận định Nguyễn Văn A có thực hiện hành vi trái pháp luật; nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm (hoặc không cần truy cứu trách nhiệm hình sự). Trường hợp này; Nguyễn Văn A có quyền kháng cáo yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm sửa lại phần nhận định củ bản án sơ thẩm; cho đúng với việc mình không thực hiện hành vi trái pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Kháng cáo là việc người tham gia tố tụng theo quy đinh của BLTTHS viết đơn; hoặc trình bày trực tiếp với Toà án về việc không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án; và đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án; hoặc xét lại quyết định sơ thẩm khi bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật.
Nguyên đơn dân sư, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Người được Toà án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là không có tội.
Ví dụ:
Nguyễn Văn A không thực hiện hành vi trái pháp luật; song Toà án cấp sơ thẩm lại nhận định Nguyễn Văn A có thực hiện hành vi trái pháp luật; nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm (hoặc không cần truy cứu trách nhiệm hình sự). Trường hợp này; Nguyễn Văn A có quyền kháng cáo yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm sửa lại phần nhận định củ bản án sơ thẩm; cho đúng với việc mình không thực hiện hành vi trái pháp luật.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân; và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X; hãy liên hệ:
Hotline: 0833.102.102
Xem thêm: Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào?