Chào Luật sư, Vào năm 2020 được sự phân công của công ty về kế hoạch phát triển dự án sữa sạch mới; dự định ra mắt thị trường vào đầu năm 2023; nên tôi đã sáng chế ra quy trình tiêu trùng vi khuẩn trên sản phẩm sữa tươi phục vụ cho dự án này. Nay công ty tôi muốn đăng ký sáng chế cho quy trình tiêu trùng vi khuẩn mà tôi đã sáng chế. Vậy Luật sư cho tôi hỏi ai là người có quyền đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích? Mong quý luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sáng chế hay giải pháp hữu ích điều là đối tượng của quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ. Để tránh tình trạng bị đánh cắp; ăn cướp; hay xài chùa bất kỳ sáng chế, giải pháp hữu ích mà mình làm ra; nhà nước Việt Nam khuyến khích mọi người nên đi đăng ký sở hữu trí tuệ.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề ai là người có quyền đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Sáng chế giải pháp hữu ích là gì?
Sáng chế là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm; hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Nói nôm nha thì sáng chế nó là giải pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề kỹ thuật nhất định nào đó; tồn tại dưới dạng sản phẩm; hoặc là quy trình. Hiện nay đa số các sáng chế tồn tại ở dạng sản phẩm. Ngoài ra nhiều quốc gia hiện nay hộ còn thừa nhận cấp bằng sáng chế cho các ứng dụng mới của một sản phẩm; hoặc một quy trình đã biết.
Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế; hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Ví dụ:
- Bóng đèn sợi đốt (sản phẩm).
- Quy trình tiêu trùng.
- Thuốc aspirin lúc đầu được sử dụng để giảm đau nhanh mà sau này người ta tìm ra rằng thuốc aspirin này còn có thể dùng để phòng ngừa các biến cố về tim mạch và nó đã được cấp bằng sáng chế.
Giải pháp hữu ích là gì?
Giải pháp hữu ích là giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới; có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Giải pháp hữu ích là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và có đặc điểm gần giống với sáng chế.
Phân biệt sáng chế với giải pháp hữu ích
SÁNG CHẾ | GIẢI PHÁP HỮU ÍCH | |
Điều kiện bảo hộ: | – Khắc khe: Tính mới; có khả năng áp dụng công nghiệp; và phải đạt được một trình độ sáng tạo nhất định. | – Ít khắc khe hơn: Theo Điều 58 chỉ yêu cầu có tính mới; và khả năng áp dụng công nghiệp; không yêu cầu tính sáng tạo. |
Thời hạn bảo hộ: | – 20 năm tính từ ngày nộp đơn. | – 10 năm tính từ ngày nộp đơn (nó là các sáng chế nhỏ có vòng đời ngắn; gắn trên các sáng chế đã có để nhằm cải tiến để nó hữu ích hơn; hoặc giải pháp kỹ thuật chưa đạt được trình độ của sáng chế; thì có thể xếp nó vô giải pháp kỹ thuật nếu đáp ứng được điều kiện bảo hộ). |
Giống nhau: Điều là giải pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề kỹ thuật nhất định nào đó, điều có tính mới; có khả năng áp dụng công nghiệp, điều là đối tượng cả quyền sở hữu công nghiệp. |
Điều kiện để được bảo hộ sáng chế giải pháp hữu ích
Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
– Đối với sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Không phải là hiểu biết thông thường;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
– Tính mới:
- Sáng chế được coi là có tính mới; nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản; hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước; hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế; hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai; nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT; hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp; hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.(Luật KD bảo hiểm và SHTT sđ, bs)
- Quy định tại khoản 3 Điều 60 cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật; hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
– Trình độ sáng tạo:
- Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo; nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản; hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước; hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn; hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên; sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo; không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Tức trình độ sáng tạo = TÍNH KHÔNG HIỂN NHIÊN.
Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng (Mục 23.6.a Thông tư 01/2007): Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường; và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
– Khả năng áp dụng công nghiệp:
- Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp; nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm; hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Tóm lại:
- Sáng chế có thể được tạo ra được hay sử dụng trong ngành công nghiệp bất kỳ.
- Đơn mô tả sáng chế được trình bày đầy đủ; chi tiết và rõ ràng đủ để người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra sáng chế.
Những đối tượng không được bảo hộ dưới dạng sáng chế giải pháp hữu ích
Theo quy định tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành; thì những đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế; giải pháp hữu ích:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc; huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Ai sẽ là tác giả và chủ sở hữu của những sáng chế giải pháp hữu ích?
Tác giả sáng chế giải pháp hữu ích
Theo quy định tại Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành; thì tác giả của sáng chế giải pháp hữu ích là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; thì họ là đồng tác giả.
Là một tác giả sáng chế sẽ có các quyền nhân thân như: Ghi tên trên bảng độc quyền sáng chế và được nên tên là tác giả trong các tài liệu giới thiệu công bố về sáng chế đó. Ngoài ra còn được nhận thù lao theo Điều 135 nếu họ không đồng thời là chủ sở hữu sáng chế.
Chủ sở hữu sáng chế giải pháp hữu ích
Theo quy định tại Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì chủ sở hữu sáng chế giải pháp hữu ích là những tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
Chủ sở hữu sáng chế giải pháp hữu ích có thể rơi vào các trường hợp sau:
- Chủ sở hữu sáng chế đồng thời là tác giả sáng chế: Tác giả sáng chế là cá nhân, tự bỏ công sức, tiền bạc, cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra sáng chế; mà không phải được giao hoặc được thuê từ chủ thể khác nên họ sẽ có đầy đủ các quyền nhân thân; và tài sản đối với sáng chế đó.
- Chủ sở hữu không phải là tác giả sáng chế: Tác giả là một chủ thể khác với chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu sáng chế là tổ chứ;, cá nhân đã đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật cho tác giả tạo ra sáng chế với hình thức giao việc hoặc thuê việc.
- Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân là chủ thể nhận thừa kế quyền.
- Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền sở hữu (nhận chuyển nhượng quyền).
Ai là người có quyền đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích?
Theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì những tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích:
- Tác giả tạo ra sáng chế giải pháp hữu ích đã tạo ra bằng chính công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí; phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc; thuê việc; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định pháp luật.
- Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra; hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký; và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Như vậy những chủ thể sau đây có quyền đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích:
- Trường hợp 1: Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình. (tác giả đồng thời là chủ sở hữu)
- Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc. (chỉ là chủ sở hữu không là tác giả)
- Trường hợp 3: Sáng chế được tạo ra có sự đống góp của Chính phủ. (phần tỷ lệ đăng ký tỷ lệ thuận với số tỷ lệ vốn NN đã đóng góp)
- Trường hợp 4: Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế (chia làm hai trường hợp)
+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra (thì họ sẽ là đồng sở hữu đối với sáng chế đó thì họ đều có quyền đăng ký và chỉ được thực hiện khi được sự đồng ý của tất cả các người cùng tạo ra).
+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau đầu tư để tạo ra (nhưng họ tạo ra một cách độc lập thì ta sẽ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên theo Điều 90 mà đơn đó phải là đơn hợp lệ)
Như vậy, nếu trên thực tế người lao động được người sử dụng lao động giao nhiệm vụ tạo ra một sáng chế; lúc đó người lao động chỉ là tác giả; và được hưởng quyền nhân thân theo quy định tại Điều 122, Điều 135; nhận được 10% thù lao tổng thu về từ việc sử dụng các sáng chế đó; và 15% trên tổng số tiền chuyển giao quyền; nhưng người sử dụng lao động sẽ là chủ sở hữu và sẽ có quyền tài sản theo Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
- Một số nội dung đáng chú ý về Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
- Quy định về bảo vệ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ai là người có quyền đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Thành lập công ty; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng; hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng; hoặc không khác biệt đáng kể với nhau; thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên; hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
– Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1; và khoản 2 Điều 90 cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ; và cùng có ngày ưu tiên; hoặc ngày nộp đơn sớm nhất; thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
– Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
– Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
a) Giấy ủy quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
Quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế giải pháp hữu ích; được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT; hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế; mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hằng năm thì chủ sở hữu phải đóng lệ phí để duy trì hiệu lực của bằng; nếu không nộp sẽ chấm dứt hiệu lực theo điểm a khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.