Chào Luật sư, Địa phương nơi tôi sinh sống có một đặc sản là nem rất nổ tiếng và được nhiều bạn về trong nước và quốc tế biết đến. Nay để phục vụ cho công tác phát triển nhãn hiệu sản xuất ra nước ngoài; người dân tại địa phương chúng tôi quyết định sẽ đi đăng ký nhãn hiệu cho loại nem trên. Thưa luật cho tôi hỏi khi đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nem trên thì ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại địa phương không chỉ giúp khẳng định chất lượng; thương hiệu sản phẩm mà nó còn giúp cho việc sản xuất; tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nó còn chống lại các hành vi làm giả; làm nhán sản phẩm nơi có chỉ dẫn địa lý. Chính vì lẽ đó mà ngày nay nhiều địa phương đã tích cực tiến hành việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm của mình.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Chỉ dẫn địa lý là gì?
– Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
– Từ quy định đó ta có thể đưa ra kết luận như sau:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là sản phẩm có chất lượng; và có những đặc tính riêng của vùng đất nơi mà nó được sản xuất; và sản phẩm làm ra chịu những sự ảnh hưởng nhất định bởi yếu tố về địa lý chỉ có ở vùng đất đó.
- Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bằng bản đồ.
Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc.
Ai là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý?
– Phải khẳng định rằng chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam là chủ thể Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức; cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng; và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý; hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức; cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
– Theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
Một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực; địa phương, vùng lãnh thổ; hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Ví dụ: Nước mắm Phan Thiết là của thành phố Phan thiết toàn bộ quy trình phải được thực hiện trên đây do ảnh hưởng đến đặc tính lý hóa của sản phẩm.
Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng; chất lượng; hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực; địa phương, vùng lãnh thổ; hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (yếu tố tác động có thể là tự nhiên và đôi khi có cả con người tác động).
Ví dụ: Nho Ninh Thuận trái mọng nước căng cứng, vụ chua ngọt rất dịu, vị chát nhẹ (tự nhiên) và con người tác động.
Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
– Theo quy định tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
- Tên gọi; chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài ;mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ; đã bị chấm dứt bảo hộ; hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng; hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ; hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn; hoặc ngày ưu tiên sớm hơn; nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện; thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Quyền đăng ký bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý
– Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thì:
- Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
- Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. (không phải ai cũng đăng ký được nha chỉ nhà nước). Ví dụ như các UBND, Sở KH &CN, các hiệp hội quản lý;
Ví dụ: Cà phê Buôn Mê Thuộc do UBND tỉnh Đăk Lăk đăng ký.
Lưu ý: Mặc dù Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức; cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý; tuy nhiên chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý vẫn là nhà nước.
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý
– Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tính chất đặc thù về điều kiện địa lý; và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
– Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thể hiện bằng Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
– Chỉ cần đăng ký bảo hộ một lần thì chỉ dẫn địa lý đó sẽ được bảo hộ mà không cần phải đống phí duy trì thời hạn bảo hộ. Đây là đặc điểm mà các dạng bảo hộ nhãn hiệu; sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; … không có
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Và chỉ chấm dứt việc bảo hộ khi và chỉ khi:
- Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng; chất lượng; đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng; chất lượng; đặc tính của sản phẩm đó.
Những lợi ích khi đăng ký chỉ dẫn địa lý?
Thứ nhất, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế:
Người tiêu dùng tin rằng khi mua sản phẩm được bảo hộ CDĐL; họ đã lựa chọn được sản phẩm, có chất lượng, an toàn. Đồng thời các sản phẩm được bảo hộ CDĐL được đảm bảo rằng các sản phẩm có tính chất đặc thù của địa phương; vùng lãnh thổ hoặc quốc gia; bảo vệ được bí quyết công nghệ, thúc đẩy phát triển nông thôn và du lịch. Chỉ dẫn địa lý cũng là một nhân tố quan trọng góp phần trong bình ổn chất lượng; và danh tiếng của các sản phẩm. CDĐL được coi là công cụ marketing quan trọng trong cạnh tranh thị trường trong thời gian tới. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đóng vai trò quan trọng để phát triển hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm tới người tiêu dùng.
Thứ hai, CDĐL là động lực góp phần cải thiện nền nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hóa.
Kinh nghiệm của các nước phát triển; và thực tế tại Việt Nam cho thấy việc xây dựng hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã góp phần cải thiện nền nông nghiệp nông thôn; vì nó là điều kiện phát huy các lợi thế riêng có của địa phương đó để phát triển sản phẩm đặc sản. Đây được coi là cách thức hiệu quả nhất để có được sự thành công trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ như thanh long Bình Thuận sau khi được bảo hộ CDĐL; những người sản xuất thanh long Bình Thuận đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất trái thanh long; cải thiện được chất lượng quả thanh long, góp phần cải thiện ngành nông nghiệp Bình Thuận.
Thứ ba, bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản địa phương:
Việt Nam là vùng nông nghiệp nhiệt đới, phong phú; đa dạng sinh học, 50-60% người dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp chiếm 20-30% GDP; nên Việt Nam có đầy đủ điều kiện phát triển nền nông nghiệp dựa trên cơ chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý… Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản đang là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi; và nâng cao giá trị hàng hoá trong nước; xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài làm tăng kim ngạch xuất khẩu.
Thứ tư, bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp đảm bảo quyền và lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng.
Chỉ dẫn địa lý đang được xem là một công cụ quan trọng cung cấp sự đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, cơ chế quản lý; và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng như việc duy trì; đảm bảo chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ tạo ra công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động của địa phương đó; khắc phục tình trạng thất nghiệp. Khi chỉ dẫn địa lý đã được thừa nhận; và biết đến một cách rộng rãi trên thị trường, nó sẽ là phương tiện nâng cao thu nhập; cải thiện đời sống cho không chỉ người sản xuất của địa phương; mà cả những nhà kinh doanh; nhà sản xuất nguyên liệu thô, phụ phẩm, các công ty vận tải…
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
- Một số nội dung đáng chú ý về Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
- Quy định về bảo vệ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, tạm ngừng kinh doanh ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp tối thiểu các tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý;
– Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm;
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Ngoài các tài liệu trên, thì trong một vài trường hợp tổ chức; cá nhân cần bổ sung các tài liệu khác như sau:
– Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở nước xuất xứ; và Bản dịch tiếng Việt; (đối với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài);
– Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục (nếu nộp đơn thông qua đại diện).
Để thực hiện đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quy trình được thực hiện qua 6 bước:
Bước 1: Tiếp nhận đơn.
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Nếu đơn còn có các thiếu sót sau đây, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo; người nộp hồ sơ phải sửa chữa thiếu sót đó:
– Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức quy định tại điểm 7.2 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (không đủ số lượng bản của một trong số các loại tài liệu bắt buộc phải có; đơn không thoả mãn tính thống nhất; đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức trình bày; thông tin về người nộp đơn tại các tài liệu không thống nhất với nhau hoặc bị tẩy xoá; hoặc không được xác nhận theo đúng quy định…);
– Chưa nộp đủ lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơ
– Không có giấy uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền không hợp lệ (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 4: Công bố đơn.
Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn.
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nôi dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
– Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
– Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.