Nhà ở công vụ thường được cho thuê với mức giá ưu đãi, lại đảm bảo về an ninh, chất lượng căn nhà. Tuy nhiên, khoogn phải ai cũng được thuê nhà ở công vụ. Vậy những đối tượng nào được quyền thuê nhà ở công vụ? Trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhà ở công vụ là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định về nhà ở công vụ như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5, Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
Theo quy định trên, nhà công vụ là loại hình nhà ở được xây dựng trên nguồn quỹ công do Nhà nước cấp; và chỉ dành cho những người làm việc công, tức là các cán bộ; người có chức vụ hoặc người làm những nhiệm vụ đặc thù cho Tổ quốc. Tùy theo tính chất, nhu cầu, hình thức sử dụng; mà nhà ở được chia thành những loại nhà ở như: Nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ…. Những đối tượng đáp ứng điều kiện được thuê nhà công vụ được thuê và sử dụng trong thời gian còn đảm nhận chức vụ, công tác.
Ai được quyền thuê nhà ở công vụ?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật nhà ở 2014; quy định đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:
+ Cán bộ lãnh đạo của Đảng; Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ.
+ Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước; tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định; được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên.
+ Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước; tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động; luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động; luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang.
+ Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
+ Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
+ Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
Để được thuê nhà công vụ, phải thỏa mãn điều kiện thuộc đối tượng được phép thuê nhà ở công vụ theo quy định khoản 1 Điều 32 Luật nhà ở 2014; thì người thuê còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đối với đối tượng là cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ; thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh.
+ Đối với đối tượng được thuê nhà ở công vụ còn lại; thì phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình; và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác; hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.
Giá thuê nhà công vụ được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Luật nhà ở 2014; quy định như sau: Giá thuê nhà ở công vụ do cơ quan có thẩm quyền quyết định và được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.
Cụ thể, Bộ Xây dựng quyết định giá thuê nhà ở công vụ; nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn trung ương. Bộ Quốc phòng; Bộ Công an quyết định giá thuê nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư. Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá thuê nhà ở công vụ đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương; và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.
Gía thuê nhà công vụ phải được tính đúng; tính đủ các chi phí cần thiết để thực hiện quản lý vận hành; bảo trì và quản lý cho thuê trong quá trình sử dụng nhà ở công vụ. Không tính tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở công vụ; và không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ; hoặc chi phí mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.
Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ; thì người thuê nhà ở công vụ trả tiền thuê nhà ở thấp hơn giá thuê nhà ở thương mại theo quy định của Chính phủ.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở
Câu hỏi thường gặp
Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư có các tiêu chuẩn diện tích khác nhau phù hợp với từng loại đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
Không. Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 34 Luật nhà ở 2014 quy định: Người thuê nhà ở công vụ không được cho thuê lại, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở công vụ.
Hồ sơ thuê nhà công vụ gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan đang trực tiếp quản lý
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức.