Thừa kế thế vị là một khái niệm trong luật thừa kế, trong đó người thừa kế được nhận phần tài sản của người để lại di sản theo quyền của người khác đã qua đời trước người để lại di sản. Thừa kế thế vị có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi thừa kế cho các thế hệ sau, đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia tài sản thừa kế. Điều này đảm bảo rằng tài sản sẽ được truyền lại cho thế hệ sau một cách hợp lý và không bị mất mát. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Ai được hưởng thừa kế thế vị? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Thừa kế thế vị là gì?
Khi người thừa kế trực tiếp đã qua đời trước người để lại di sản, quy định về thừa kế thế vị giúp bảo vệ quyền lợi của con cháu người đó. Thừa kế thế vị giúp đảm bảo rằng tài sản thừa kế được phân chia công bằng giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt khi một số thành viên đã qua đời. Điều này giúp tránh những tranh chấp không đáng có về tài sản thừa kế.
Thừa kế thế vị, theo nghĩa Hán – Việt thì “thế – nghĩa là thay thế”, “vị – nghĩ là ngôi vị, vị trí”. Như vậy, thừa kế thế vị nghĩa là thay thế một ai đó để được hưởng phần di sản mà đáng lẽ người trước đó được hưởng. Đặt trong mối quan hệ pháp luật về thừa kế, thừa kế thế vị chỉ có thể là một dạng của thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc. Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy rằng, thừa kế thế vị tuy không dịch chuyển theo hàng thừa kế nhưng lại theo trình tự nhất định khi người nhận di sản thế vị thoả mãn một số điều kiện cụ thể.
Từ đó có thể thấy, thừa kế thế vị là một trường hợp đặc thù của thừa kế theo pháp luật. Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Theo đó, khái niệm thừa kế thế vị được hiểu như sau: Thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.
Ai được hưởng thừa kế thế vị?
Quy định về thừa kế thế vị giúp duy trì sự liên tục và ổn định trong gia đình, khi tài sản được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không bị gián đoạn do sự qua đời của một số thành viên. Thừa kế thế vị cũng khuyến khích các thế hệ sau có trách nhiệm hơn đối với tài sản gia đình, bởi họ biết rằng tài sản sẽ được truyền lại cho họ và họ cần phải quản lý, duy trì nó một cách tốt nhất.
Để hiểu rõ thêm, ta cần hiểu về các hàng thừa kế được BLDS 2015 quy định như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Đối với cháu hoặc chắt (nội, ngoại) sẽ là những người được hưởng di sản thừa kế được ưu tiên hàng thứ 2 và thứ 3 khi những người nêu trên không còn ai. Tuy nhiên, những người cháu, chắt (nội, ngoại) này vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế ngang hàng với bố, mẹ, vợ, chồng hoặc những người con còn lại của người chết với vai trò là người thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 619, 652 Bộ luật dân sự 2015.
“Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này”.
Như vậy để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể tìm hiểu ví dụ sau:
* Ông NGUYỄN VĂN A có người vợ duy nhất là bà NGUYỄN THỊ B. Ông A và bà B cùng chung sống với nhau và có 2 người con đẻ là: C, D và tài sản có được là mảnh đất giá trị 300 triệu đồng. Trong đó: C có 2 người con là X và Z.
* Ngày 01/01/2020 người con C bị tai nạn và chết, sau 6 tháng sau ông A cũng không may chết đi do bệnh nặng nhưng không để lại di chúc.
*Ngày 15/01/2021, thì vợ và con của ông A (bà B và con D) phân chia di sản của ông A để lại.
Như vậy, trong tình huống này đã xảy ra trường hợp “Thừa kế thế vị”.
– Trường hợp này C là con của ông A nhưng C chết trước ông A nên thời điểm mở thừa kế thì con của C là X và Z sẽ được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha của mình được hưởng nếu con sống.
– Như vậy, Di sản của ông A để lại mảnh đất là tài sản chung của A và B. Phần di sản cần chia là một nửa di sản của ông A có mãnh đất 300 triệu đồng.
– Di sản cần chia là 150 triệu đồng được chia đều ba phần cho: Vợ B, con C, con D (mỗi người được hưởng phần di sản tương đương 50 triệu đồng).
– Vì X và Z là người hưởng thừa kế thế vị của cha mình nên X và Z được hưởng 50 triệu dồng tương đương với B và D.
Theo nguyên tắc chung, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nhưng pháp luật thừa kế nước ta quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì quyền thừa kế thế vị của cháu vẫn được đảm bảo và nếu cháu cũng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cũng tương tự, quyền thừa kế thế vị của chắt cũng sẽ không bị xâm phạm.
>> Xem thêm: Phí bảo trì đường bộ là gì
Như vậy, quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là một chế định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông, bà, cụ mà cháu, chắt không được hưởng lại để cho người khác hưởng. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha, mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.
Thủ tục khai nhận di sản để thừa kế thế vị?
Khai nhận di sản để thừa kế thế vị là quá trình pháp lý mà người thừa kế thế vị thực hiện để chính thức nhận phần tài sản mà lẽ ra người đã qua đời trước người để lại di sản được hưởng. Đây là một thủ tục quan trọng nhằm xác nhận quyền sở hữu tài sản của người thừa kế thế vị. Điều này giúp đảm bảo rằng tài sản và quyền lợi thừa kế được duy trì và phát triển qua các thế hệ, đồng thời tạo ra sự công bằng và ổn định trong gia đình.
Về hồ sơ khai nhận: Hồ sơ tương tự với việc khai nhận di sản thừa kế bình thường, cụ thể phải đáp ứng được các nguyên tắc về hồ sơ như sau:
- Giấy tờ chứng minh về thời điểm mở thừa kế: Giấy chứng tử của người để lại di sản.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người yêu cầu khai nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế. Vì là thừa kế thế vị nên sẽ không có giấy tờ chứng minh trực tiếp mối quan hệ (vì giữa ông với cháu, cụ với chắt thì không có giấy tờ chứng minh) mà phải sử dụng nhiều hồ sơ để chứng minh sự liên kết, cụ thể cần phải có Giấy khai sinh của người chết trước người để lại di sản, Giấy khai sinh của người nhận di sản để chứng minh mối quan hệ thế vị.
- Giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số tiết kiệm,… để đưa ra được yêu cầu cụ thể.
- Giấy tờ nhân thân về người thừa kế thế vị như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…
Ngoài ra, phụ thuộc vào những trường hợp cụ thể thì cần thêm những văn bản tài liệu khác nhau để có thể thu thập đủ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế.
Về thủ tục: Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục được thực hiện tại Phòng/Văn phòng công chứng nếu những người thừa kế thống nhất việc phân chia di sản.
Trường hợp có bất cứ người thừa kế nào không đồng ý với việc phân chia di sản thì thủ tục này sẽ không thực hiện được và cần phải tiến hành khởi kiện yêu cầu phân chia di sản tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Ai được hưởng thừa kế thế vị?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Những người không được hưởng thừa kế là những người sau:
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khoẻ người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Căn cứ quy định Điều 622 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc tài sản không có người nhận thừa kế như sau:
Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Như vậy, nếu như người để lại di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.