Để di nguyện của bản thân được thực hiện và được pháp luật đảm bảo thực hiện thì người viết di chúc cần chứng thực di chúc tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, có thể nhièu người chưa nắm được thực hiện chứng thực di chúc ở đâu hay cơ quan nào thực hiện chứng thực di chúc. Việc chứng thực di chúc phải được thực hiện tại đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì di chúc trong một số trường hợp mới có hiệu lực. Vậy, Ai có thẩm quyền chứng thực di chúc theo quy định hiện hành? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Di chúc phải công chứng hay chứng thực?
Hình thức của di chúc là bắt buộc phải được lập thành văn bản và chỉ có một trường hợp duy nhất được lập di chúc miệng đó là khi tính mạng của người để lại di sản bị đe doạ và không thể lập di chúc.
Trong trường hợp đó, di chúc miệng cũng phải đáp ứng được các điều kiện về di chúc hợp pháp và phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn là 05 ngày sau khi người có di sản thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt người làm chứng.
Do đó, đối với di chúc bằng văn bản thì căn cứ Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc bằng văn bản sẽ gồm các hình thức sau đây: Không có người làm chứng, có người làm chứng, có công chứng, có chứng thực.
Di chúc có thể được công chứng hoặc chứng thực. Và việc công chứng, chứng thực di chúc không phải là yêu cầu bắt buộc để xem xét một bản di chúc có hiệu lực pháp luật. Di chúc có hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Điều kiện về người lập di chúc: Tinh thần người này còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc và không bị ai đe doạ, cưỡng ép hay lừa dối. Riêng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi lập di chúc thì phải sử dụng hình thức là bằng văn bản và được cha, mẹ/người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc này.
– Nội dung và hình thức của di chúc: Không vi phạm các điều cấm, không trái đạo đức xã hội và không trái quy định của luật.
Riêng trong trường hợp đặc biệt là người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ mà muốn lập di chúc thì di chúc này phải là di chúc bằng văn bản, có công chứng/chứng thực và có người làm chứng.
Như vậy, di chúc có thể chứng thực hoặc không tuỳ vào nhu cầu của người lập di chúc trừ trường hợp đó là di chúc miệng hoặc là di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ. Trong các trường hợp này, có thể chọn công chứng hoặc chứng thực.
Ai có thẩm quyền chứng thực di chúc?
Cơ quan thực hiện việc chứng thực di chúc là Uỷ ban nhân dân cấp xã ở bất cứ đâu không phụ thuộc vào nơi cư trú của người để lại di sản căn cứ điểm e khoản 2 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Thủ tục chứng thực di chúc như thế nào?
Thủ tục chứng thực di chúc được Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 1329/QĐ-BTP ngày 01/6/2020 như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị trong trường hợp chứng thực di chúc bao gồm:
– Dự thảo của bản di chúc cần lập (nếu có). Trong đó, trình bày đầy đủ toàn bộ ý nguyện, ý chí của người lập di chúc. Lưu ý, ý nguyện của người lập di chúc ghi trong bản dự thảo không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
– Giấy tờ của người lập di chúc. Trong đó gồm một trong các loại giấy tờ là CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Khi đi chứng thực, người yêu cầu chứng thực di chúc phải mang theo bản chính để xuất trình cho cán bộ tư pháp đối chiếu.
– Giấy tờ về tài sản để lại: Người yêu cầu chứng thực di chúc phải cung cấp bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu của mình với tài sản được đề cập đến trong di chúc (tài sản sẽ để lại cho người thừa kế theo di chúc sau khi người lập di chúc qua đời) hoặc giấy tờ khác thay thế mà pháp luật quy định là có thể sử dụng được thay giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Với giấy tờ này, người lập di chúc xuất trình thêm bản chính để cán bộ tư pháp đối chiếu với bản sao đã nộp.
Lưu ý: Có thể không cần xuất trình bản sao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản nếu người lập di chúc đang bị cái chết đe doạ đến tính mạng.
Việc chứng thực di chúc thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc.
Bước 2: Người tiếp nhận chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu và thực hiện chứng thực:
– Người lập di chúc phải ký (hoặc điểm chỉ nếu không ký được) trước mặt người thực hiện chứng thực (phải ký từng trang nếu di chúc có từ hai trang trở lên). Nếu nộp tại Một cửa thì phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.
Đặc biệt, nếu người này không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có hai người làm chứng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không liên quan gì đến quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ với người lập di chúc/nội dung trong di chúc.
– Người có thẩm quyền chứng thực ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc, ghi rõ họ tên, đóng dấu và ghi vào sổ chứng thực. Nếu hồ sơ được nộp ở Một cửa thì cán bộ tiếp nhận cũng phải ký từng trang của di chúc và ký dưới lời chứng.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian giải quyết là không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu hoặc có thể kéo dài theo thoả thuận với người để lại di chúc. Khi kéo dài, thời gian phải ghi rõ ràng giờ, ngày sẽ trả kết quả.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Ai có thẩm quyền chứng thực di chúc theo quy định năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Ly hôn nhanh Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, di chúc miệng bắt buộc phải được chứng thực thì mới có giá trị pháp lý và khi xảy ra tranh chấp thì người người hưởng di sản mới được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 10. Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.“
Theo đó, các trường hợp người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác thì không bắt buộc thực hiện chứng thực tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.