Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất phổ biến. Để có thể tránh được tình trạng này thì chúng ta phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy kiểu dáng công nghiệp là gì? Có phải đăng ký không? Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật hiện hành? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những quyền sở hữu công nghiệp. Luật sở hữu trí tuệ có quy định về khái niệm kiểu dáng công nghiệp như sau: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này“. Theo đó, các đối tượng có hình dáng bên ngoài được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp này sẽ được bảo hộ dưới hình thức là kiểu dáng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới
- Có tính sáng tạo
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
Căn cứ phát sinh, xác lập kiểu dáng công nghiệp
Luật sở hữu trí tuệ có quy định căn cứ để phát sinh quyền đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Theo đó, kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ cũng như xác lập quyền trên thực tế thì phải đăng ký bảo hộ và dựa trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ này kéo dài 5 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn 2 lần, mỗi lần 5 năm.
Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Những người sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
- Tác giả (tức là người. Hoặc những người trực tiếp tạo ra KDCN. Bằng chính công sức lao động sáng tạo của bản thân mình). Nếu tác giả tự đầu tư kinh phí. Phương tiện, vật chất của chính bản thân mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí. Phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc. Thuê việc với tác giả nếu không có các thỏa thuận khác
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra. Hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký. Và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
- Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Nhằm kể thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật. Kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký. Như vậy, đôi khi người sáng tạo ra KDCN lại không phải là người có quyền đăng ký KDCN. Các đối tượng thuộc một trong các trường hợp trên có quyền để tiến hành nộp đơn đến CQNN có thẩm quyền. Mục đích nhằm yêu cầu bảo hộ KDCN.
Lưu ý đối với người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đối với kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật,. Kinh phí từ ngân sách nhà nước thì sẽ do Chính phủ quy định quyền đăng ký. Các cá nhân, tổ chức liên quan phải tuân thủ điều này.
Chủ thể có quyền đăng ký KDCN có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác. Theo hình thức hợp đồng bằng văn bản. Mục đích của việc chuyển giao này là để thừa kế. Hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đã nộp đơn đăng ký thì quyền này vẫn được chuyển giao.
Như vậy, ngoài những tổ chức, các nhân có quyền đăng ký KDCN theo quy định của pháp luật. Những người được chuyển giao quyền đăng ký KDCN cũng có quyền đăng ký KDCN. Hy vọng sau khi đọc bài viết ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Ngoài ra, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể tìm hiểu về dịch vụ đại diện SHCN của công ty chúng tôi về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu logo đã đăng ký: https://ipplatform.gov.vn/database/nhan-hieu
Bước 2: Nhập thông tin cơ bản như tên nhãn hiệu cần tra cứu vào ô tìm kiếm. Ví dụ nhập chữ Luật sư X (đối với nhãn hiệu chữ).
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm (Ví dụ: nhóm 12) . Và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: dịch vụ tư vấn luật).
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Là khả năng có thể sử dụng KDCN để làm mẫu chế tạo hàng loạt sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.