Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân. Vậy cá nhân nào phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Ai cần có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tại sao phải cần có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Chứng chỉ năng lực xây dựng hay còn gọi cách khác là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được định nghĩa theo Nghị định 100/2018 NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 59/2015 NĐ-CP, Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được biết đến từ Nghị định 59/2015 NĐ-CP hay còn gọi là chứng chỉ năng lực.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
Ai cần có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập sau:
– Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng;
– Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
– Chủ nhiệm khảo sát xây dựng;
– Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
– Tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
* Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
– Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
– Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
– Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.
– Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề.
Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Những hoạt động nào không cần chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
+ Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
+ Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
+ Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Chủ đầu tư dự án có được tự giám sát công trình xây dựng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền của chủ đầu tư dự án trong việc giám sát thi công xây dựng công trình như sau:
– Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
– Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
– Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
– Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, chủ đầu tư dự án được tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Ai cần có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; , tạm dừng công ty, thành lập công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
- Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?
- Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày ?
Câu hỏi thường gặp
– Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng; chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp
Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập; không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài; hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.