Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một thủ tục pháp lý quan trọng, qua đó nhà nước có thể kiểm soát được các chủ thể kinh doanh có liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy chứng nhận về thực phẩm của công ty hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực thực phẩm. Điều này giúp cơ quan có thẩm quyền sớm can thiệp để phát hiện những công ty làm ăn gian dối, mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy trình, thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm? Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Về cơ bản, giấy phép an toàn thực phẩm là một chứng nhận rằng cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng có thẩm quyền từ Nhà nước cấp cho những cơ sở, nhà máy sản xuất và kinh kinh doanh tại lĩnh vực này.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nên việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một bước quan trọng để doanh nghiệp được phép kinh doanh.
Những cơ sở phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thực phẩm bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thực phẩm ăn liền, thực phẩm nấu chín, nhà hàng, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin và nhà hàng. bếp ăn tập thể.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, bảo quản, vận chuyển hoặc kinh doanh thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng tạp hóa. sản phẩm, siêu thị, chợ.
- Nếu cơ sở trên đã được cấp một trong các Chứng chỉ: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống điểm kiểm soát quan trọng và phân tích mối nguy (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS),
- Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương hợp lệ sẽ không phải trải qua quá trình chứng nhận một cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh 2022
Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh 2022
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và Nộp hồ sơ
Chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có các giấy tờ như Luật sư X trình bày ở trên
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ
Trong thời gian 05-10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc cần sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Thẩm định cơ sở
Sau khi xem xét hồ sơ nếu thấy hồ sơ hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm định cơ sở trong vòng 15 ngày làm việc.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
Sau quá trình kiểm tra hồ sơ pháp lý và thẩm định trực tiếp tại cơ sở.
Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm .
Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm; biên bản thẩm định ghi rõ phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Sau khi cơ sở báo cáo hoàn thiện; đoàn thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại các nội dung chưa đạt.
Nếu cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát; và yêu cầu cơ sở không được tiếp tục hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Lệ phí xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Lệ phí cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu: 150.000 đồng/lần.
- Lệ phí cấp lại (gia hạn) giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP: 150.000 đồng/lần.
- Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/người
- Phí thẩm định cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm 1.000.000 đồng/lần/cơ sở. • Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
- Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/cơ sở; • Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng/lần/CƠ SỞ.
- Thẩm định Cơ sở sản xuất thực phẩm. (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe 3.000.000
- đồng/lần/cơ sở.
- Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP)
- 22.500.000 đồng/lần/Cơ sở.
- Các chi phí khác xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ngoài ra có sở còn cần nộp phí kiểm tra định kỳ sau khi xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, đổi tên giấy khai sinh, trích lục ghi chú ly hôn, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X. Hãy liên hệ: 0833102102.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy trình kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm mới năm 2022
- Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
- Điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
Câu hỏi thường gặp
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
– Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật an toàn thực phẩm 2010.
Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể:
– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
– Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.