Xin chào Luật sư X! Con trai sắp nhập học tại Học viện Hậu cần. Môi trường trong quân đội luôn được ví là “kỷ luật thép”. Do vậy tôi muốn hiểu thêm về kỷ luật quân đội để con trai tôi có thể làm dần. Hy vong Luật sư có thể phân tích để tôi hiểu rõ hơn kỷ luật quân đội là tự giác nghiêm minh. Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 16/2020/TT-BQP
Kỷ luật quân đội theo quy định
Kỷ luật là gì?
Kỷ luật là quy tắc xử sự chung do cơ quan, tổ chức đặt ra và những cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân thủ, thực hiện theo nhằm tạo ra sự thống nhất để công việc, kết quả học tập…đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Kỷ luật có thể có tính pháp lý hoặc không có tính pháp lý
- Đối với các tổ chức tư nhân: Kỷ luật là quy định cho các thành viên trong tổ chức, công ty/doanh nghiệp; các thành viên trong đó phải thực hiện. Nếu làm trái các quy định đó sẽ bị xử lý kỷ luật bằng cái hình thức tại nội quy đã quy định. Tính kỷ luật ở đây không mang tính pháp lý.
- Đối với cơ quan Nhà nước: Kỷ luật là khuôn mẫu mà các cán bộ, công viên chức phải tuân theo, nếu làm trái các quy tắc sẽ bị xử lý kỷ luật. Lúc này, xử lý kỷ luật mang tính pháp lý.
Kỷ luật quân đội
Kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương, điều lệ của Đảng; hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Bên cạnh lý tưởng chiến đấu, kỷ luật quân đội là điểm mấu chốt tạo nên sự thống nhất cao độ trong nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là trên chiến trường; do vậy, kỷ luật là động lực vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội.”.
Người luôn yêu cầu mọi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân phải chấp hành kỷ luật một cách tự giác và nghiêm minh; đối với mệnh lệnh cấp trên ban xuống thì phải tuyệt đối phục tùng và triệt để thi hành; báo cáo từ dưới lên trên phải thật thà, nhanh chóng và thiết thực; là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức; số ít phải phục tùng đa số; địa phương phục tùng Trung ương… Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý, kỷ luật phải được thi hành bình đẳng, nhất quán, triệt để từ trên xuống dưới, không phân biệt đối xử.
Đối tượng áp dụng kỷ luật quân đội
Theo Điều 2 Thông tư 16/2020/TT-BQP, đối tượng áp dụng kỷ luật quân đội là:
- Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Các đối tượng sau đây vi phạm pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội thì cũng áp dụng Thông tư này để xem xét, xử lý kỷ luật:
- Người lao động hợp đồng đang phục vụ trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng;
- Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
- Dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc làm nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Công dân được trưng tập vào phục vụ trong Quân đội.
Tự giác và nghiêm minh
Tự giác là gì?
Tự giác là tự mình hiểu mà làm, không cần nhắc nhở, đốc thúc. Tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh tự nhiên, mà nó đòi hỏi phải có quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện. Như vậy, tự giác là sự kết hợp từ phía bản thân và phía bên ngoài, nó biểu hiện ở nhiều góc độ, trong ý nghĩ, hành động, trong ứng xử với chính mình và với người xung quanh. Tự giác phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục, đây là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen trở thành ý thức trong cách nghĩ và hành vi của con người.
Nghiêm minh là gì?
Nghiêm minh là nghiêm ngặt và rõ ràng, áp dụng cho mọi người, ai cũng như ai và trong mọi trường hợp. Sự nghiêm minh không có ngoại lệ. Nghiêm minh chính là sự thể hiện thái độ với những nguyên tắc được đặt ra. Đối với các cá nhân, tổ chức, khi có sai phạm thì sẽ luôn bị xem xét, xử lý nghiêm minh.
Kỷ luật quân đội là tự giác, nghiêm minh
Hiện trạng kỷ luật quân đội
Để giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống đoàn kết và kỷ luật tự giác, nghiêm minh của Quân đội nhân dân Việt Nam, những năm qua, Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, nhằm bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quân đội. Lãnh đạo và chỉ huy các cấp trong quân đội luôn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, tăng cường quản lý kỷ luật, xây dựng đơn vị có nền nếp chính quy, nên hạn chế được tình hình vi phạm kỷ luật, nhất là kỷ luật nghiêm trọng.
Trong quân đội thường xuyên xuất hiện rất nhiều tập thể, cá nhân nêu gương sáng về đoàn kết và kỷ luật. Nhân dân và các lực lượng vũ trang luôn xúc động và tự hào về hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ ngày đêm không quản ngại khó khăn gian khổ, hy sinh, dù đóng quân ở những miền xa xôi hẻo lánh, biên cương, hải đảo… song vẫn luôn nêu cao tinh thần chấp hành kỷ luật tự giác, nghiêm minh trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; trong phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an nhân dân để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội; chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ giúp nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, xóa đói giảm nghèo…
Truyền thống kỷ luật của quân đội ta được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ dày công xây dựng, bồi đắp, tuy có tính ổn định, bền vững, song không phải là “nhất thành bất biến”. Nó luôn vận động phát triển không ngừng, cùng với sự phát triển đi lên của quân đội ta trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật trong quân đội
Theo Điều 4 Thông tư 16/2020/TT-BQP, nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định như sau:
- Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.
- Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.
- Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ xử lý một hình thức kỷ luật; nếu cùng một lần vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao nhất.
- Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật (hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm với cách chức hoặc giáng chức) do cấp có thẩm quyền quyết định.
- Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyền; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.
- Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang Cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách khi đã có quyết định thi hành án của Tòa án.
Các hình thức kỷ luật trong quân đội
Theo Điều 10 Thông tư 16/2020/TT-BQP, các hình thức kỷ luật được áp dụng là:
Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp: là hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Khoản 1 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng cấp bậc quân hàm;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Tước quân hàm sĩ quan;
- Tước danh hiệu quân nhân.
Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo quy định Khoản 1 Điều 60 Luật Nghĩa vụ quân sự được xếp từ thấp đến cao như sau:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Giáng cấp bậc quân hàm;
- Giáng chức;
- Cách Chức;
- Tước danh hiệu quân nhân.
Hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định Khoản 2 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Buộc thôi việc.
Mời bạn xem thêm
- Quy định xác định nguồn gốc đất khai hoang
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu?
- Tại sao không có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp xã?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Kỷ luật quân đội là tự giác, nghiêm minh”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên đệm trong giấy khai sinh, quản lý mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân, mức bồi thường thu hồi đất, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 14 Thông tư 16/2020/TT-BQP, chấp hành không nghiêm mệnh lệnh bị xử lý như sau:
– Khi được người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền ra lệnh hoặc giao nhiệm vụ nhưng chấp hành không đầy đủ, lơ là, tùy tiện, chậm trễ gây trở ngại cho việc chỉ huy, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hoặc gây hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
– Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm:
+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
+ Lôi kéo người khác tham gia;
+ Trong sẵn sàng chiến đấu.
Theo Điều 15 Thông tư 16/2020/TT-BQP, cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ thì bị kỷ luật như sau:
– Gây khó khăn hoặc xúi giục nhằm cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ, thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
– Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm đến giáng chức, cách chức:
+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
+ Lôi kéo người khác tham gia.