Hiện nay, người tham gia giao thông sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn rất nhiều. Thậm chí, có người mua mũ bảo hiểm nhưng không biết mũ mình mua có đạt chuẩn hay không. Khi tham gia giao thông có rất nhiều người sử dụng mũ bảo hiểm thời trang. Đây là loại mũ được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi và phổ biến. Phần lớn đối tượng sử dụng là giới trẻ bởi ưu điểm “thời trang” của loại mũ này. Tuy nhiên; có rất nhiều người vẫn lo lắng và thắc mắc rằng khi đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không? Hãy cùng Luật sư X giải đáp thông qua câu hỏi của bạn Nguyễn Bích N. Cụ thể câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi tên là Nguyễn Bích N. Hôm qua trên đường đi làm về tôi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và nhắc nhở với lý do tôi đội mũ bảo hiểm sai quy định. Vậy tôi muốn hỏi luật sư về vấn đề đội mũ bảo hiểm lưỡi trai thời trang có bị phạt không? Nếu bị phạt thì mất bao nhiêu tiền? Mong luật sưu giải đáp giúp tôi.
Căn cứ pháp lý
Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT
Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN
Mũ bảo hiểm là gì?
Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp; đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa…..Mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt; mũ cối trong quân đội; các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục; bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết…) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ…).
Theo truyền thống; mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS; HDPE. Nhưng hiện nay, chất liệu được làm bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.
Hiện nay, mũ bảo hiểm thời trang là loại mũ được ưa chuộng sử dụng. Bên cạnh những chiếc mũ thời trang đạt tiêu chuẩn thì nhiều người lại sử dụng loại mũ bảo hiểm lưỡi trai thời trang bởi mức giá siêu rẻ của nó.
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn theo quy định của pháp luật
Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về mũ bảo hiểm như sau:
Mũ bảo hiểm cho người điều khiển; người ngồi trên xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng sau:
Thứ nhất
Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ; đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo đạt chuẩn.
Thứ hai
Có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu:
- Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được: Độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm. Góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn; theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ: Độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm. Góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn; theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
Thứ ba
Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường tràn lan các mũ bảo hiểm thời trang, không đạt chuẩn, không có giá trị bảo vệ người tham gia giao thông khi có tai nạn xảy ra, chủ yếu là để đối phó với cảnh sát giao thông.
Xem thêm bài viết Đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, có bị phạt không?
Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không?
Theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hình thức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến mũ bảo hiểm như sau:
Thứ nhất
Tại Điều 6 quy định về Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ là
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ”.
Thứ hai
Tại Điều 11 quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Như vậy, người điều khiển người điều khiển hay ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt liên quan đến mũ bảo hiểm trong các trường hợp sau:
- Người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông;
- Người điều khiển xe có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng cài quai không đúng cách;
- Người được chở trên xe mô tô không đội mũ bảo hiểm;
- Người được chở trên xe mô tô có đội mũ bảo hiểm nhưng cài quai không đúng cách.
Tóm lại, vẫn chưa có quy định chính thức về việc đội mũ bảo hiểm thời trang (không đạt chuẩn) sẽ bị phạt hay là mức phạt như thế nào.
Các loại mũ bảo hiểm khi đội mà vẫn bị xử phạt là các loại mũ không dành cho người đi mô tô, xe máy như: mũ bảo hộ lao động, mũ bảo hộ trong thể dục thể thao…
Tuy không bị xử phạt, nhưng việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bản thân rất lớn khi xảy ra va chạm. Vì thế, bạn nên mua các loại mũ bảo hiểm đúng chuẩn để đội cho an toàn.
Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn, giải đáp của Luật sư X về “Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không?”.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm bài viết Đội mũ bảo hiểm không cài quai bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Dựa vào mức giá của mũ: mức giá tối thiểu cho mỗi chiếc dao động trong khoảng từ 200.000 đồng- 400.000 đồng, có thể hơn, đến từ các thương hiệu nổi tiếng hiện nay.
– Kiểm tra mũ bảo hiểm: Để có thể kiểm tra chất lượng mũ, bạn hãy đập nhẹ mũ vào tường để kiểm tra độ nẩy của vỏ mũ.
– Xác định kích thước của mũ bảo hiểm: giúp bạn có được cảm giác thoải mái nhất khi sử dụng mũ
Người điều khiển xe trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người ngồi sau có thể không cần đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 03 trường hợp sau:
– Người bệnh cần đưa đi cấp cứu
– Trẻ em dưới 06 tuổi
– Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn là mũ có cấu tạo đủ 03 bộ phận: Vỏ mũ, đệm bảo vệ bên trong vỏ mũ và quai đeo. Bên cạnh đó, mũ phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định.