Chào Luật sư, tôi có người quen gần đây đã bị khai trừ khỏi Đảng. Luật sư cho tôi hỏi Khai trừ Đảng có bị thôi việc không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Khai trừ Đảng có bị thôi việc không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định 69-QĐ/TW
Trường hợp nào thì đảng viên sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng với hình thức là khai trừ Đảng?
Căn cứ vào khoản 9 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 ban hành ngày 06 tháng 07 năm 2022 quy định vè nguyên tắc xử lý kỷ luật đảng viên như sau:
“Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
…
9. Đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng; nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường.
…”
Như vậy, đảng viên có thể bị xử lý kỷ luật Đảng với hình thức là khai trừ Đảng nếu như vi phạm các nội dung được nêu trên.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên được quy định ra sao?
Theo như quy định tại Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 ban hành ngày 06 tháng 07 năm 2022 thì thời hiệu kỷ luật đảng viên được quy định như sau:
“Điều 4. Thời hiệu kỷ luật
1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
– 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
– 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
– Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
– 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
– 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
– Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.”
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên sẽ tùy theo mức độ của hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức xử phạt nào thì sẽ có thời hiệu riêng. Bạn tham khảo quy định trên để biết thông tin chi tiết.
Các trường hợp nào chưa kỷ luật không kỷ luật hoặc miễn kỷ luật đảng viên?
Theo như quy định tại khoản 14 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 ban hành ngày 06 tháng 07 năm 2022 thì các trường hợp chưa kỷ luật, không kỷ luật hoặc miễn kỷ luật đảng viên được quy định như sau:
“14. Trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật:
a) Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật.
b) Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật.
c) Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
d) Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật, khi phát hiện đảng viên đó còn sống thì thi hành kỷ luật theo quy định.
đ) Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
e) Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật.”
Khai trừ Đảng có bị thôi việc không?
Tại Khoản 6, Điều 2, Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định: “Trường hợp cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật Đảng”. Tuy nhiên, thế nào là “bảo đảm ở mức độ tương xứng” giữa kỷ luật hành chính với kỷ luật Đảng thì không có chuẩn mực cụ thể. Nói cách khác, pháp luật hiện hành không đưa ra giải thích hay hướng dẫn cụ thể để giúp chủ thể có thẩm quyền xác định yếu tố “tương xứng” giữa kỷ luật hành chính với kỷ luật Đảng.
Hiện nay, theo Quy định số 102-QĐ/TW đảng viên chính thức có hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng một trong bốn hình thức kỷ luật là: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng. Về kỷ luật hành chính theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP: Có 04 hình thức kỷ luật đối với cán bộ (khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm); 04 hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (khiển trách; cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc); 05 hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc).
Như vậy, hiện nay đang có nhiều cách áp dụng khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, hình thức “khiển trách” trong kỷ luật Đảng sẽ tương xứng với hình thức kỷ luật hành chính “khiển trách” đối với cán bộ, công chức; hình thức “cảnh cáo” trong kỷ luật Đảng sẽ tương xứng với hình thức kỷ luật hành chính “cảnh cáo” đối với cán bộ, công chức. Tương tự, hình thức “cách chức” trong kỷ luật Đảng sẽ tương xứng với hình thức kỷ luật hành chính “cách chức” đối với cán bộ, công chức. Trong khi đó, hình thức “khai trừ ra khỏi Đảng” trong kỷ luật Đảng sẽ tương xứng với hình thức kỷ luật hành chính “bãi nhiệm” đối với cán bộ và “buộc thôi việc” đối với công chức. Nếu vậy, hình thức kỷ luật “giáng chức” đối với công chức sẽ không thể được áp dụng nếu căn cứ vào nguyên tắc “bảo đảm ở mức độ tương xứng” giữa kỷ luật hành chính với kỷ luật Đảng, bởi không có hình thức kỷ luật Đảng nào tương xứng với hình thức kỷ luật giáng chức.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Khai trừ Đảng có bị thôi việc không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề: Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, đơn xác nhận độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, dịch vụ thám tử, đăng ký lại khai sinh, quy định tạm ngừng kinh doanh, công ty tạm ngưng kinh doanh, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hônn, tạm ngừng kinh doanh, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ thám tử tìm người … hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về chính sách dân số trong tình hình mới, có nêu quan điểm:
“1- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp
…
Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.”
Như vậy, theo Nghị quyết 21-NQ/TW thì đảng viên phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, nên việc đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 vẫn có thể xem là vi phạm chính sách dân số và bị kỷ luật theo Quy định 69-QĐ/TW.
Theo Quy định 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016, không xem xét kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do:
Tự ý bỏ sinh hoạt Đảng;
Làm đơn xin ra khỏi Đảng trừ lý do gia đình đặc biệt khó khăn;
Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;
Bị kết án vì tội tham nhũng hoặc về tội nghiêm trọng trở lên.
Đồng thời, để được kết nạp lại thì Đảng viên đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng: Từ 18 tuổi trở lên; có đạo đức và lối sống lành mạnh; Có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…
Làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng sau ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng. Riêng người bị án hình sự vì tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích;
Được Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đồng ý bằng văn bản; Cấp ủy có thẩm quyền xem xết, quyết định.
Thực hiện đúng các thủ tục xin kết nạp lại: Người xin kết nạp phải có đơn tự nguyện xin kết nạp lại, báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ, được hai Đảng viên chính thức giới thiệu…
Riêng với trường hợp Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, Điều 3 Quy định 05 năm 2018 nêu rõ, sẽ không xem xét kết nạp lại Đảng viên sau khi bị đưa ra khỏi Đảng lại tiếp tục vi phạm.
Như vậy, nếu không thuộc trường hợp không được xem xét kết nạp lại ở trên thì Đảng viên vẫn có thể được kết nạp lại.
Đối với Đảng viên đã không khai báo, thực hiện biện pháp ngăn chặn; đã đánh bạc, che dấu hành vi đánh bạc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng