Theo quy định của pháp luật; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải xin giấy phép kinh doanh. Để được thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải; doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép con tại Sở Giao thông vận tải sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Xoay quanh vấn đề về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Luật sư X nhận được nhiều câu hỏi từ phía độc giả. Cụ thể là câu hỏi của bạn Nguyễn Văn T như sau:
Xin chào Luật sư! Tôi muốn đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhưng không biết tôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì. Mong luật sư cho tôi biết điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được không? Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn câu hỏi của bạn Nguyễn Văn T. Đối với câu hỏi này; dựa trên những thông tin mà bạn T cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; Luật sư X xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý
Thế nào là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?
Hiện nay; kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một trong những ngành nghề kinh doanh đang được khá phát triển. Thứ nhất là do hệ thống giao thông đường bộ đang được sửa sang; nâng cấp, việc di chuyển bằng ô tô trở nên dễ dàng hơn. Thứ hai là do tính thuận tiện, dễ thực hiện, chi phí hợp lý.
Vậy kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được định nghĩa như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP; kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được hiểu như sau:
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải); để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Do vậy, khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; các chủ thể kinh doanh cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải là điều kiện quan trọng và cần thiết.
Phân loại kinh doanh vận tải bằng ô tô
Kinh doanh vận tải bằng ô tô được thực hiện dưới hai hình thức như sau:
Thứ nhất, kinh doanh vận tải dưới hình thức thu tiền trực tiếp.
Kinh doanh vận tải dưới hình thức thu tiền trực tiếp là hoạt động mà đơn vị kinh doanh vận tải tiến hành cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí trực tiếp từ khách hàng.
Thứ hai, kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là việc đơn vị kinh doanh vừa thực hiện việc vận tải; vừa thực hiện ít nhất một hoạt động khác trong quá trình từ giai đoạn sản xuất; đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và tiến hành thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Để được kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; đơn vị kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện dưới đây
Có ngành nghề kinh doanh vận tải trong giấy phép
Để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, các chủ thể muốn kinh doanh phải là:
- Doanh nghiệp.
- Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh.
Phải thực hiện đăng ký danh mục ngành nghề kinh doanh vận tải theo quyết định ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Có phương án kinh doanh vận tải cụ thể
Để thực hiện hoạt động kinh doanh cũng như xin được giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; chủ thể kinh doanh phải có phương án kinh doanh vận tải một cách cụ thể; chi tiết và rõ ràng như sau:
- Thời gian thực hiện hành trình chạy xe ô tô
- Thời gian bảo dưỡng xe ô tô
- Thời gian sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe ô tô theo đúng quy định của luật.
Về đội ngũ nhân viên
- Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố; mẹ; vợ; chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh.
- Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
- Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên; hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế; kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
Về cơ sở vật chất
Thứ nhất, về nơi đỗ xe
Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về số lượng xe
Số lượng xe kinh doanh phải bảo đảm về số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của các phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
- Có phương án kinh doanh, trong đó đáp ứng và bảo đảm thực hiện
- Có đủ số lượng các phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh
- Trường hợp xe nào đăng ký mà thuộc về quyền sở hữu của xã viên trong hợp tác xã thì phải có cam kết kinh tế giữa xã viên với hợp tác xã. Trong đó có quy định về quyền; trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý; để sử dụng điều hành của hợp tác xã đối với các xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên đó trong hợp tác xã.
Trình tự xin giấy phép kinh doanh vận tải
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ theo 1 trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp hoạt động.
- Nộp hồ sơ qua hệ thống bưu điện; nộp hồ sơ trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến quốc gia.
Bước 3: Sở Giao thông vận tải xem xét giải quyết hồ sơ
Trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải cần phải sửa đổi hoặc bổ sung thêm các giấy tờ; Sở Giao thông vận tải sẽ thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản; hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến quốc gia. Thời hạn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp phép
Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy phép kinh doanh thì Sở Giao thông vận tải sẽ phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do từ chối.
Xem thêm Thủ tục sang tên ô tô hiện nay là gì?
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải sẽ thẩm định hồ sơ và thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định.
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo Phụ lục I của Nghị định Nghị định số 10/2020/NĐ-CP)
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành doanh nghiệp vận tải
– Phương án kinh doanh vận tải.
– Xe phải còn niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
– Xe phải được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
– Xe phải gắn các thiết bị giám sát hành trình.
– Có bộ phận về quản lý các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông;
– Thực hiện đăng ký chất lượng dịch vụ về vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng các phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên phục vụ xe; phương án tổ chức kinh doanh vận tải; các quyền lợi của hành khách trên xe; các dịch vụ bảo đảm cho hành khách trên suốt hành trình; cam kết và thực hiện chất lượng dịch vụ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102