Bắn tốc độ là việc CSGT sử dụng thiết bị chuyên dùng có chức năng tính toán tốc độ của xe trên một đoạn đường, có khả năng ghi lại hình ảnh của đối tượng để xác định phương tiện có vi phạm về tốc độ hay không. Máy đo tốc độ này thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Ban đêm có bắn tốc độ được không theo quy định hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở đâu?
Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh (máy bắn tốc độ) là một trong những phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được CSGT sử dụng để phát hiện và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Máy bắn tốc độ sẽ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến đường bộ, tại Trạm CSGT, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ CSGT, và do cán bộ CSGT trực tiếp sử dụng, vận hành để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông.
Pháp luật quy định việc tuần tra, kiểm soát của CSGT phải được thực hiện theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
CSGT có quyền kiểm soát giao thông thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ đoạn đường nào theo kế hoạch phê duyệt.
Khi máy bắn tốc độ ghi nhận được hành vi vi phạm, hệ thống tự động truy cập, truyền dữ liệu đến Tổ tuần tra, kiểm soát để lưu giữ và phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Người điều khiển xe có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSGT.
Ban đêm có bắn tốc độ được không?
Ban đêm CSGT cũng ghi hình được vì biển số của bác là biển phản quang và máy ảnh gắn trên súng bắn tốc độ được đẩy ISO lên cao.
– Không vì máy ảnh chụp bằng nguồn sáng thụ động (không phải đèn flash của máy ảnh) nên mắt người nhìn được thì máy cũng chụp được.
– Với những máy đời cũ thì có thể nhưng máy đời mới (mà hiện giờ CSGT có đâu như cả trăm cái) thì chùm tia cực kỳ chụp. Ở khoảng cách 1km, đường kính chùm tia chỉ chừng 5cm vì vậy cơ hội để phát hiện rất thấp. Đó là chưa kể súng còn có thể lắp trực tiếp trên ô tô đang chạy và bắt cả xe đi ngược chiều lẫn cùng chiều.
Lưu ý khi xem hình ảnh bắn tốc độ
Căn cứ quy định tại Nghị định 165/2013/NĐ-CP, Thông tư 06/2017/TT-BGTVT, Thông tư 65/2020/TT-BCA và theo tìm hiểu thì khi xem hình ảnh bắn tốc độ, người vi phạm cần quan tâm các yếu tố sau:
1. Dấu chấm đỏ (điểm ngắm bắn tốc độ) đúng vào xe vi phạm.
2. Có thời gian (ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây) bắn tốc độ.
3. Có tọa độ nơi chụp được hình ảnh vi phạm. Trường hợp thiết bị ghi hình không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị ghi hình phải ghi rõ địa điểm ghi hình.
4. Có điểm giằng – là cách thường gọi của vật, vị trí cố định ngoài thực tế (như cột km, biển báo, cột điện, nhà cửa…) mà chỗ khác không có/không giống để xác định vị trí của xe trên thực tế có đang đi trên đoạn đường hạn chế tốc độ không.
5. Rõ biển số xe vi phạm (hình ảnh không rõ biển số xe thì rất khó để khẳng định có đúng là xe đó vi phạm hay không).
6. Tốc độ xe chạy thực tế tại thời điểm bị bắn tốc độ (có dấu – là bắn từ phía sau xe, phía trước không có).
Ngoài ra, cần chú ý tới khoảng cách từ máy bắn tốc độ đến xe (có thể có hoặc không, tùy thuộc vào loại máy).
Theo điểm a khoản 3 Điều 19 Thông tư số 65/2020/TT-BCA, người vi phạm được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được về hành vi vi phạm. Nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó, nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.
Khi được xem hình ảnh bắn tốc độ trên máy, người vi phạm đồng thời kiểm tra thêm về máy bắn tốc độ.
Theo đó, máy bắn tốc độ của lực lượng Cảnh sát giao thông trước khi đưa vào sử dụng đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định còn thời hạn và được duy trì tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật trong suốt quá trình sử dụng và giữa 02 kỳ kiểm định theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp tem kiểm định bị mờ không nhìn rõ số tem, thời hạn kiểm định thì đề nghị được xem Giấy chứng nhận kiểm định (đúng mã súng, còn thời hạn kiểm định hay không).
Các kiểu bắn tốc độ
Kiểu lắp máy bắn cố định
Máy có thể được đặt trong các thành phố lớn hoặc treo trên những chiếc cầu nơi có điểm giao nhau có phương tiện qua lại trên đường.
Máy bắn tốc độ cố định có thế ghi lại được tốc độ của xe bởi nó được trang bị hệ thống cảm biến điện tử được lắp đặt nổi trên mặt đường. Khi 1 chiếc xe lăn bánh qua, đèn tín hiệu điện từ của máy sẽ sáng lên. Nếu tốc độ của xe cao hơn tốc độ giới hạn máy sẽ tự động chụp lại được hình ảnh vi phạm của xe tại thời điểm đó.
Các đồng chí cảnh sát giao thông sẽ ngồi cố định ở một điểm thuận lợi, hơi khuất, có tầm nhìn xa. Vì súng sử dụng ánh sáng hồng ngoại nên yêu cầu là trên suốt đường đi của nó không được có một chướng ngại nào.
Kiểu di động vừa chạy vừa bắn
Vừa chạy vừa bắn là một trong những kiểu bắn mà các đồng chí cảnh sát giao thông vẫn thường sử dụng với loại máy LaserCam III đời mới.
Máy không cần phải gắn cố định mà có thể bắn di động bằng cách lắp trên xe tuần tra. Máy có trang bị GPS để xác định tốc độ di chuyển của súng, nên có thể bắn cả xe xuôi chiều và ngược chiều.
Ngoài ra máy còn có thể ghi lại cả tọa độ bắn để làm bằng chứng. Máy có độ nhạy sáng cao nên có thể bắn cả buổi tối mà hình ảnh vẫn rất rõ nét. Với kiểu bắn này thì khó đỡ cho các quái xế vì không thể biết cảnh sát giao thông đến từ hướng nào.
Kiểu núp sau cây
Các đồng chí cảnh sát giao thông sẽ ngồi cố định ở một điểm thuận lợi, hơi khuất, có tầm nhìn xa. Vì súng sử dụng ánh sáng hồng ngoại nên yêu cầu là trên suốt đường đi của nó không được có một chướng ngại nào.
Địa điểm ngồi có thể thay đổi, tuy nhiên các bác tài vẫn có thể phát hiện ra và phòng tránh nhờ cập nhật thông tin liên tục về các điểm nóng này.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về chủ đề: Ban đêm có bắn tốc độ được không theo quy định hiện nay?
Để nhận thêm sự tư vấn về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: trích lục bổ sung hộ tịch, tạm ngừng kinh doanh, xin cấp phép bay flycam, xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, hợp thức hóa lãnh sự, …của Luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi tuần tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận CSGT mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, CSGT không được tự ý mặc thường phục mà phải do người có thẩm quyền quyết định. Cụ thể, theo điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020, việc mặc trang phục Cảnh sát hay thường phục sẽ do Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng Công an cấp huyện trở lên quyết định và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.
Quy chuẩn hình ảnh bắn tốc độ được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT, cụ thể:
(i) Thiết bị ghi hình khi chụp hình ảnh thực tế phải bảo đảm hình ảnh có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình;
(ii) Thiết bị ghi hình ảnh động (camera) khi ghi, thu hình ảnh thực tế, clip hình ảnh phải bảo đảm có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, địa điểm ghi, thu hình ảnh, clip;
(iii) Trường hợp thiết bị ghi hình không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị ghi hình phải ghi rõ địa điểm ghi hình.
Người bị bắn tốc độ được xem bằng chứng, hình ảnh cụ thể thu được tại đó trước khi đóng phạt. Nếu chưa thể cung cấp ngay hình ảnh, cảnh sát phải ghi lại lỗi vi phạm vài lập biên bản. Đồng thời, cảnh sát cần hẹn người vi phạm đến trụ sở nhận bằng chứng vào thời điểm khác. Nếu đến thời điểm trên, cảnh sát chưa cung cấp bằng chứng, họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm.