Chào Luật sư, tôi gần đây có đi vay tín dụng một số tiền để kinh doanh nhưng khi thỏa thuận tôi và bên có vay có một số mâu thuẫn về việc trả lãi. Luật sư cho tôi hỏi Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng tín dụng là gì?
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bản chất hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng. Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng vay tài sản, theo đó tổ chức tín dụng là bên cho vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận.
Phân loại tổ chức tín dụng gồm các loại sau:
- Căn cứ vào thời hạn cho vay: hợp đồng tín dụng ngắn hạn, hợp đồng tín dụng trung hạn, hơp đồng tín dụng dài hạn.
- Căn cứ vào đối tượng tín dụng cho vay: hợp đồng tín dụng vốn cố định, hợp đồng tín dụng vốn lưu động.
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm các tổ chức tín dụng: hợp đồng tín dụng không cần bảo đảm, hợp đồng tín dụng có đảm bảo.
Mối liên hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản:
Đối với hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp thì luôn phải gắn hợp đồng tín dụng vì chỉ khi hợp đồng thế chấp được ký kết và đăng ký giao dịch bảo đảm thành công thì Ngân hàng mới ký hợp đồng tín dụng cho vay tiền. Về cơ bản hợp đồng thế chấp thường ghi thông tin việc thế chấp này là để đảm bảo nghĩa vụ tài chính của bên vay taị Ngân hàng, cũng có trường hợp Ngân hàng và người có tài sản thế chấp thỏa thuận với nhau về thời gian thực hiện việc thế chấp sao cho phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn vay của các bên.
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì?
Việc nghiên cứu tranh chấp hợp đồng tín dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta hiểu được khái niệm và bản chất của loại tranh chấp này. Dưới đây là khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Về khái niệm
Tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh khi quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên bị xâm phạm. Một tranh chấp hợp đồng tín dụng chỉ được coi là có tranh chấp khi có sự xung đột, bất đồng về quyền lợi các bên đã được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi xâm phạm cụ thể.
Như vậy, tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay là cá nhân, tổ chức.
Về đặc điểm
Tranh chấp hợp đồng tín dụng mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất, giá trị của tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng thường có giá trị lớn
Xuất phát từ mục đích vay của khách hàng là sự thiếu hụt về vốn mà chủ yếu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể tự mình xoay sở được hoặc khó có thể vay từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài do nguồn vốn khá lớn. Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ hoạt động cho vay từ các tổ chức tín dụng khi mà mọi hoạt động của họ đều nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, tổ chức tín dụng thường tìm đến những hợp đồng tín dụng có giá trị lớn dựa trên sự định giá tài sản bảo đảm tại thời điểm cho vay.
Thứ hai, tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể được giải quyết dựa trên nguyên tắc thỏa thuận
Do hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng dân sự mà quan hệ dân sự là quan hệ mang tính thỏa thuận, chính vì vậy trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng mà phát sinh tranh chấp thì pháp luật vẫn ưu tiên các bên tự thỏa thuận với nhau để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho cả hai bên. Việc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong việc giải quyết tranh chấp, góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như bảo vệ mối quan hệ hợp tác giữa các bên tham gia hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, tranh chấp hợp đồng tín phát sinh từ sự xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia hợp đồng
Quan hệ tín dụng bắt đầu khi hai bên thỏa thuận, ký kết với nhau hợp đồng tín dụng ghi nhận quyền và nghĩa vụ các bên. Chính vì vậy, khi lợi ích các bên bị ảnh hưởng thì tranh chấp phát sinh là điều tất yếu. Khởi nguồn của tranh chấp có thể là do bên cho vay giải ngân không đúng hạn hay do bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi suất kèm theo. Và dù cho là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp xuất phát từ bên nào thì hậu quả tất yếu sẽ có một bên bị xâm phạm đến lợi ích.
Nguyên nhân phát sinh tranh chấp hợp đồng tín dụng
Như đã phân tích ở trên, tranh chấp hợp đồng là điều tất yếu khi mà lợi ích của một bên bị xâm phạm mà khởi nguồn chủ yếu là do vệc vi phạm nghĩa vụ của bên còn lại. Chính vì vậy mà chúng ta có thể thấy một vài nguyên nhân dẫn đến tranh chấp như sau:
Nguyên nhân từ phía bên cho vay
+ Bên cho vay vi phạm nghĩa vụ giải ngân: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm phát sinh tranh chấp hợp đồng tín dụng. Việc vi phạm nghĩa vụ giải ngân của bên cho vay làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay, làm lỡ kế hạch kinh doanh, chậm tiến độ và hiệu quả của dự án, làm hạn chế khả năng trả gốc và lãi sau này của bên vay.
+ Năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ tín dụng: Đây là nguyên nhân xuất phát từ phía chủ quan của các tổ chức tín dụng khi nguồn nhân lực chủ chốt trong hoạt động tín dụng không được đảm bảo yêu cầu về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Các cán bộ tín dụng chỉ chú trọng việc tìm kiếm khách hàng; trong khi đó việc thẩm định, đánh giá biện pháp bảo đảm tiền vay còn hạn chế, chưa phân tích, đánh giá các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay. Bên cạnh đó, trình độ thẩm định của nhân viên tổ chức tín dụng còn chưa cao, một số còn chú trọng tư lợi cá nhân trong hoạt động cho vay nên có những sai sót và thiếu chặt chẽ dẫn đến kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu.
Nguyên nhân từ phía bên vay:
+ Nguyên nhân khách quan: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, mở cửa thị trường, chính vì vậy luôn có sự thay đổi để phù hợp nhất là đối với các chính sách quản lý kinh tế, quy hoạch, kế hoạch làm cho hoạt động của bên vay không đúng với kế hoạch ban đầu. Ngoài ra, một số tác động ngoại cảnh như thiên tai, hỏa hoạn, sự biến động của thị trường, quan hệ cung cầu hàng hóa cũng tác động không nhỏ đến nghĩa vụ trả nợ của bên vay về sau.
+ Nguyên nhân chủ quan: Theo thực tiễn nghiên cứu thì đây là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tranh chấp khi mà cá nhân, tổ chức vay vốn đầu tư không hiệu quả, hàng hóa làm ra không có tính cạnh tranh trên thị trường, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh doanh không đạt được, hậu quả là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lâm vào tình trạng phá sản. Cũng có nhiều trường hợp là phía bên vay cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay do thiếu hiểu biết về pháp luật nên ký kết các hợp đồng có nhiều yếu tố bất lợi cho mình.
Nguyên nhân phổ biến khác
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu được phân tích ở trên thì còn một số nguyên nhân khác cũng làm phát sinh tranh chấp hợp đồng tín dụng như do sự bất cập của các quy định pháp luật; do việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về bình ổn kinh tế hoặc do sự thay đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng vay tiền tại các tổ chức tín dụng không đúng quy định pháp luật. Hậu quả để lại là việc thu hồi vốn của các tổ chức tín dụng sau này gặp rất nhiều khó khắn, thậm chí là không thu hồi được.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì?“.Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề: đơn phương ly hôn nhanh nhất, dịch vụ thám tử, đăng ký làm lại giấy khai sinh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quy định tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu… hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc xử lý vi phạm trong thời gian hiệu lực hợp đồng tín dụng khi một bên phát hiện bên kia vi phạm hợp đồng thì thông báo bằng văn bản cho bên kia yêu cầu khắc phục vi phạm đó. Hết thời hạn ghi trong thông báo mà bên vi phạm không khắc phục thì bên yêu cầu được quyền áp dụng biện pháp cần thiết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra các bên có giải quyết bằng thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không thương lượng được thì có thể đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Phán quyết của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định pháp luật hiện hành.
Đối với hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản thì theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết 42/2017/QH14 tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá trị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn nợ gốc của khoản nợ. Và theo Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 Tổ chức tín dụng có quyền được thu giữ tài sản bảo đảm nếu bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm thu giữ chậm nhất 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm.
Giải quyết tranh chấp tín dụng bằng trọng tài
Riêng với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận theo phương thức này đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ( theo quy định tại Điều 2 về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010).
Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp ( theo quy định tại khoản 1, Điều 5 về “Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010).
Nếu hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì chỉ giải quyết được bằng Trọng tài. Khi tất cả các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Giải quyết tranh chấp tín dụng bằng Toà án
Tranh chấp tín dụng được giải quyết tại Toà án thì thuộc quyền giải quyết của Toà nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 về “Thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Bộ luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và điểm a và b, khoản 1, Điều 35 về “Thẩm quyền của TAND cấp huyện”, BLTTDS năm 2015). Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án không phụ thuộc vào việc thoả thuận của các bên.
Tranh chấp tín dụng được giải quyết tại Toà án thì thuộc quyền giải quyết của Toà nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 về “Thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Bộ luật tố tụng Dân sự (BLTTDS)