“Xin chào luật sư. Hiện tại gia đình tôi đang sinh sống tại một chung cư ở Hà Nội. Tôi muốn hỏi pháp luật hiện nay quy định số người ở chung cư như thế nào? Vi phạm về số người ở chung cư bị phạt ra sao? Nhà chung cư được sử dụng bao nhiêu năm? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhà chung cư là gì?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014: “Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc một số khối nhà có chung khối đế nổi trên mặt đất được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Cụm nhà chung cư là tập hợp từ 02 tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu của chủ nhà hoặc là sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu những căn hộ độc lập trong nhà chung cư đó. Phần diện tích chung này là phần sở hữu không thể phân chia.
Nhà chung cư được sử dụng với những mục đích nào?
Tại khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp. Cụ thể như sau:
- Nhà chung cư có mục đích để ở là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng chỉ sử dụng cho mục đích để ở.
- Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng để sử dụng vào mục đích ở và các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại.
Đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp, khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định bao gồm các loại nhà cụ thể như sau:
Quy chế này áp dụng đối với nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và sử dụng vào các mục đích khác (bao gồm căn hộ dùng để ở, cơ sở lưu trú du lịch, công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và các công trình khác) theo quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (sau đây gọi chung là Luật Nhà ở), bao gồm:
- Nhà chung cư thương mại;
- Nhà chung cư xã hội, trừ nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều này;
- Nhà chung cư phục vụ tái định cư;
- Nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước đã được cải tạo, xây dựng lại;
- Nhà chung cư sử dụng làm nhà ở công vụ.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay nhà chung cư bao gồm nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và sử dụng vào các mục đích khác như đã nêu trên.
Quy định số người ở chung cư như thế nào?
Tại Điều 67 Nghị định 16/2022/NĐ-CP của chính phủ quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư nêu rõ các mức xử phạt sau:
Phạt 80 – 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Kinh doanh vũ trường; không mở tài khoản hoặc mở tài khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định; không có hoặc chậm có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư khi đã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu nhưng không đủ số người tham dự theo quy định;
Không có văn bản thông báo hoặc thông báo không đầy thông tin cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết tên tài khoản, số tài khoản đã mở, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản và kỳ hạn gửi tiền kinh phí bảo trì; không lập kế hoạch bảo trì hằng năm hoặc lập kế hoạch bảo trì hằng năm không đúng quy định; không có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư biết để theo dõi sau khi đã bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì cho Ban quản trị chung cư;
Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không đủ điều kiện, năng lực theo quy định; bán, cho thuê chỗ để xe ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định.
Phạt 200 – 260 triệu đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi: Không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định; quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành không đúng quy định; không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định; không lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định.
Nhà chung cư được sử dụng bao nhiêu năm?
Điều 99 Luật Nhà ở 2014 quy định, thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định dựa vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư. Niên hạn sử dụng chung cư được quy định cụ thể như sau:
- Công trình cấp 1 (nhà chung cư có trên 20 tầng) và công trình đặc biệt: trên 100 năm.
- Công trình cấp 2 (nhà chung cư có từ 8 đến 20 tầng): từ 50 năm đến 100 năm.
- Công trình cấp 3 (nhà chung cư có từ 2 đến 7 tầng): từ 20 năm đến dưới 50 năm.
- Công trình cấp 4 (1 tầng kết cấu đơn giản): dưới 20 năm.
Luật Nhà ở hiện nay cũng quy định khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc bị hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng và xử lý như sau:
– Nếu nhà vẫn còn sử dụng được và bảo đảm an toàn thì cho tiếp tục sử dụng theo thời hạn trong kết quả kiểm định.
– Nếu nhà bị hư hỏng nặng, không bảo đảm an toàn thì phải báo cáo lên UBND cấp tỉnh để thông báo cho chủ sở hữu.
Trong trường hợp này chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Có thể bạn quan tâm
- Có nên mua chung cư nhà ở xã hội không?
- Nhà nước quản lý chung cư như thế nào?
- Phân biệt nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ và nhà ở xã hội
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định số người ở chung cư như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Đổi tên căn cước công dân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở. Nếu mua chung cư theo dạng trả theo tiến độ với chủ đầu tư hoặc trả góp cho người bán thì chỉ khi trả toàn bộ số tiền mua chung cư, người mua mới được phép bán cho người khác trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp mua bán nhà ở thương mại trong đó có nhà chung cư phải thực hiện công chứng, chứng thực ngoại trừ các trường hợp sau đây:
– Mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
– Mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.
Những trường hợp ngoại lệ này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Tùy vào tình trạng nhà chung cư khi hết niên hạn sử dụng mà chủ sở hữu chung cư có những quyền khác nhau, cụ thể:
– Được tiếp tục sử dụng nếu nhà chung cư bảo đảm chất lượng
– Được bố trí tái định cư tại chỗ hoặc nơi khác nếu nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại
– Bố trí tái định cư bằng quyền được mua, thuê, thuê mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội hoặc được thanh toán tiền nếu nhà chung cư phải phá dỡ để xây dựng công trình khác
– Tiếp tục có quyền sử dụng đất chung “không thể phân chia”
– Được lo chỗ ở tạm thời hoặc thanh toán tiền để tự lo chỗ ở hoặc tự thỏa thuận về chỗ ở tạm thời trong thời gian cải tạo, xây dựng lại