Cai nghiện ma túy được hiểu là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ y tế, tâm lý, xã hội, nhằm mục đích giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất có hại này.
Thời gian cai nghiện ma túy bao lâu theo quy định mới hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Thời gian cai nghiện ma túy bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Phòng chống ma túy 2021, những trường hợp phải thực hiện việc xác định tình trạng nghiện ma túy bao gồm:
- Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời gian quản lý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
- Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
- Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
- Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
Theo quy định hiện nay, thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.
Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
b) Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
Trường hợp người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập mà có hoàn cảnh khó khăn được xét giảm hoặc miễn chi phí phải nộp.
Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện cho người cai nghiện ma túy.
Thời gian cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định:
Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về cai nghiện ma túy bắt buộc, nội quy, quy chế và chịu sự quản lý, giáo dục, điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tham gia các hoạt động điều trị, chữa bệnh, giáo dục, tư vấn, học văn hóa, học nghề, lao động trị liệu và các hoạt động phục hồi hành vi, nhân cách.
Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính.
Quy trình cai nghiện ma túy
Quy trình cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại;
Tại giai đoạn này, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện các thủ tục tiếp nhận người cai nghiện theo nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện. Đồng thời thu thập thông tin cá nhân của người nghiện ma túy để tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện, gồm: độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, loại ma túy sử dụng, mức độ sử dụng, trình độ học vấn, nghề nghiệp và các vấn đề khác về bản thân, gia đình người nghiện ma túy và thông tin về phương pháp cai nghiện, chương trình cai nghiện; tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho người nghiện ma túy.
b) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
c) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
d) Lao động trị liệu, học nghề;
đ) Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
Hỗ trợ chi phí cai nghiện ma túy trong trường hợp nào?
Điều 39 tại Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định Chế độ, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện.
Ngân sách Nhà nước bảo đảm tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Nghị định nêu rõ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 95% chi phí cai nghiện ma túy; và thuốc chữa bệnh thông thường đối với các đối tượng sau:
– Thương binh;
– Người bị nhiễm chất độc hóa học và suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Người thuộc hộ nghèo;
– Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa;
– Trẻ em mồ côi;
– Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ khả năng cân đối ngân sách; và dự kiến số lượng người tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở công lập thuộc phạm vi quản lý quyết định:
Mức hỗ trợ cao hơn, đối tượng mở rộng hơn ngoài chế độ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này;
Mức hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân ít nhất bằng 70% định mức đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Mức hỗ trợ chỗ ở cho người nghiện ma túy tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước.
Nội dung chi, mức chi quy định tại Điều này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Mời bạn xem thêm:
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có khu vực riêng cho người dưới 18 tuổi hay không?
- Mẫu hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện năm 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: Thời gian cai nghiện ma túy bao lâu theo quy định mới
Để nhận thêm sự tư vấn về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép flycam, đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân…của Luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 1 Điều 58 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021, trong thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện nếu người cai nghiện đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện mà có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên thì được giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng; Giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, lập công, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên. Theo thông tin chị cung cấp, hiện tại chồng chị mới chấp hành được 2 tháng/thời hạn 1 năm (12 tháng) – chưa được 1/2 thời hạn quyết định áp dụng biện pháp đi cai nghiện bắt buộc nên chưa đủ điều kiện để xem xét giảm thời hạn chấp hành cai nghiện bắt buộc.
Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy quy định gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Không để người được quản lý tiếp tục vi phạm pháp luật;
b) Bảo đảm sự có mặt của người được quản lý khi có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Báo cáo kịp thời với cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định giao quản lý trong trường hợp người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Cơ sở quản lý có trách nhiệm quản lý, giáo dục, tư vấn, điều trị hội chứng cai, điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh khác đối với người nghiện ma túy.
TTheokhoản 1, khoản 2 Điều 57 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP, Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận trên cơ sở ý kiến đề nghị của Công an cấp xã.