Tại Việt Nam có không ít những người sử dụng phương tiện xe gắn máy; và mang theo một con dao trong cốp xe như một vật phòng thân; hoặc đang vận chuyển đến một địa điểm khác để sử dụng cho các mục đích khác nhau; cũng có thể người điều khiển phương tiện mang trong mình con dao đó để sử dụng vào các hành vi phạm pháp. Vậy để dao trong cốp xe máy đi đường có bị xử phạt không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Dao có phải là vũ khí?
Như ta đã biết có rất nhiều loại dao trên thị trường được xử dụng cho các loại mục đích khác nhau; gọt hoa quả, thái thịt, chặt xương,…. hay thậm chí là sử dụng để gây sát thương lên người khác.
Theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; thì dao không được xếp vào danh sách các loại vũ khí, Chỉ có dao găm thuộc danh mục vũ khí thô sơ. Như vậy, việc mang dao để trong cốp xe máy là có thể được chấp nhận; nhưng cũng có một vài trường hợp không được phép nếu như người sử dụng có mục đích khác ngoài các mục đích sử dụng bình thường.
Để dao trong cốp xe bị phạt không, xử phạt thế nào?
Điểm b khoản 4 điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/1/2022) quy định: “Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác”.
Ngoài việc bị phạt tiền, nhà chức trách còn tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, theo điểm a khoản 13 điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ; cất giấu trong người; đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao; búa; các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày; nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác. Đối với hành vi để dao trong cốp xe mà không nhằm gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích cho người khác sẽ không bị xử phạt theo quy định này. Vậy nên người mang dao trong cốp xe cần phải chứng minh được với người có thẩm quyền về mục đích mang dao để trong cốp xe của mình.
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Khi phát hiện một người mang dao trong cốp xe; người có thẩm quyền phải chứng minh được người đó mang dao nhằm gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích mới được xử phạt.
Mang dao bấm đi tự vệ có được không?
Trên thị trường có rất nhiều loại dao bấm, dao con bướm hoặc các loại dao khác; có thể gập gọn lại để treo móc chìa khóa hoặc bỏ túi; nhiều người có suy nghĩ rằng việc để một con dao đã được gập lại; thì không gây nguy hiểm cho ai nên họ mang theo mình thường xuyên với mục đích tự vệ; và sẽ không bị xử phạt như việc để dao trong cốp xe; thế nhưng lại không biết hành động này không được pháp luật cho phép; có thể bị cảnh sát kiểm tra hành chính phát hiện thông qua kiểm tra và bị xử phạt; cụ thể tại điều 5: Vi phạm quy định về trật tự công cộng khoản 3 của nghị định 167/2013/NĐ-CP
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
Như vậy, việc mang dao bấm như một chiếc móc khóa trang trí và kiêm luôn mục đích tự vệ cũng không được cho phép và người vi phạm sẽ bị xử phạt như thường
Nên mang những công cụ gì để tự vệ?
Nếu như không thể mang dao hoặc các vật dụng có thể gây sát thương lớn để tự vệ; vậy chúng ta không thể tự vệ nếu như có đối tượng nào đó muốn thực hiện hành vi phạm pháp với mình? Câu trả lời là chúng ta vãn có thể cầm được một số vật dụng có thể dùng để tự vệ chính đáng; theo pháp luật quy định.
Chúng ta nên mang theo những vật dụng không nằm trong danh mục nhà nước đã đề cập ví dụ: Đèn pin, gậy golf, vợt tenis… Những vật dụng đấy đều không được sinh ra để gây sát thương; mà tính năng cơ hữu của nó chỉ là phục vụ mục đích thể thao, hỗ trợ soi sáng…
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Để dao trong cốp xe máy đi đường có bị xử phạt không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình; của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người mang dao ở trong cốp xe mà bị cảnh sát kiểm tra cần phải chứng minh được mục đích của mình khi mang dao đi; nếu người mang dao không có thái độ hợp tác và không chứng minh được; kèm theo thái độ chống đối quyết liệt; rất có thể người đó sẽ bị quy tội tàng trữ; cất giấu trong người; đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao; búa; các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày; nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, thậm chí là cố ý gây thương tích cho người khác.