Xin chào Luật sư, tôi làm cán bộ xuất nhập khẩu, tháng 4 năm nay đủ tuổi về hưu nhưng vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh nên muốn tiếp tục làm việc. Nhưng tôi không rõ theo quy định của pháp luật, người cao tuổi có nên làm việc sau khi nghỉ hưu hay không? Tôi rất mong có thể nhận được sự tư vấn của Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Người cao tuổi có nên làm việc lại sau khi nghỉ hưu?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X như sau:
Căn cứ pháp lý:
Các mức trợ cấp dành cho người cao tuổi không có lương hưu?
Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có các mức trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu từ ngày 1/7/2021.
Theo đó, mức tăng chuẩn trợ cấp xã hội từ 270.000 đồng/tháng hiện nay lên 360.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số.
Các đối tượng người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được trợ cấp xã hội hàng tháng và mức hưởng cụ thể theo từng nhóm điều kiện sau:
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; từ 60 – 80 tuổi được hệ số 1,5, tương đương 540.000.đồng/tháng.
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; đủ 80 tuổi trở lên được hưởng hệ số 2,0, tương đương 720.000 đồng/tháng.
Người cao tuổi từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; không thuộc các trường hợp 02 trường hợp nêu trên sống ở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hưởng hệ số 1,0 tương đương 360.000 đồng/tháng..;
Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; không thuộc các trường hợp nêu trên; không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng được hưởng hệ số 1,0, tương đương 360.000 đồng/tháng.
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; không có điều kiện sống ở cộng đồng; đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng được hưởng hệ số 3,0, tương đương 1.080.000 đồng/tháng.
Như vậy, từ ngày 01/7/2021, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội là 360.000 đồng/tháng (tăng 90.000 đồng/tháng so với quy định cũ tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP).
Quy định đối với người cao tuổi đi làm sau khi nghỉ hưu
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động vẫn có thể ký hợp đồng lao động có thời hạn với người cao tuổi đã nghỉ hưu nhiều lần và thời hạn ký hợp đồng với người đã nghỉ hưu có thời gian dưới 12 tháng làm các công việc thuần về chuyên môn kỹ thuật trong môi trường làm việc không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động cao tuổi.
Người lao động cao tuổi, theo Khoản 1, Điều 148, Bộ luật lao động năm 2019, được xác định là những người tiếp tục lao động sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Vậy, để đảm bảo các quyền lợi mà mình được hưởng trong trường hợp này, người lao động cần nắm rõ quy định hiện hành có liên quan.
Theo Điều 149, Bộ luật Lao động năm 2019, việc sử dụng người lao động cao tuổi được quy định như sau:
“1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc”.
Trong khi đó, Khoản 9, Điều 123, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 lại quy định: “Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”.
Theo Khoản 3, Điều 16,8 Bộ luật Lao động năm 2019:
“Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.
Người cao tuổi nghỉ hưu vẫn đi làm được hưởng quyền lợi gì?
Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người lao động về hưu nhưng vẫn muốn quay trở lại làm việc quan tâm. Cụ thể như sau:
Người cao tuổi về hưu đi làm lại có bị cắt lương hưu trí không?
Người lao động cao tuổi về hưu sẽ không bị cắt giảm các quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí mà vẫn được hưởng như bình thường.
Người nghỉ hưu đi làm có phải đóng BHXH?
Người lao động đang hưởng lương hưu sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong trường hợp dù đã đủ độ tuổi để về hưu nhưng chưa đủ số năm tham gia đóng BHXH theo quy định thì vẫn thuộc đối tượng phải tham gia đóng BHXH khi có giao kết hợp đồng lao động .
Người nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm y tế không?
Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH sẽ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc. Trong trường hợp này thì người nghỉ hưu sẽ phải tham gia BHYT bắt buộc.
Trường hợp không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc nêu trên cũng đồng nghĩa với việc thuộc nhóm đang hưởng lương hưu nên BHYT sẽ do cơ quan BHXH đóng theo quy định và mức hưởng là 95% chi phí khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến.
Người nghỉ hưu đi làm lại sau nghỉ việc có được hưởng BHTN?
Trừ trường hợp đang hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc, nếu người lao động cao tuổi thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc và đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sau khi nghỉ việc vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Quyền lợi về tiền lương và các khoản phụ cấp khác
Căn cứ theo hợp đồng lao động và quy định hiện hành, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có).
Bên cạnh việc được người sử dụng lao động quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe tại nơi làm việc, người lao động cao tuổi sẽ không phải làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người nghỉ hưu đi làm gồm:
- Hưởng trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp
- Được rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người cao tuổi có nên làm việc lại sau khi nghỉ hưu” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Trích lục ghi chú ly hôn, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Người cao tuổi có được cấp lại giấy khai sinh không
- Chế độ tử tuất đối với người cao tuổi năm 2022 như thế nào?
- Người cao tuổi có phải đóng BHXH không?
Câu hỏi thường gặp:
Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại Khoản 1 Điều này.
Pháp luật về BHXH hiện hành quy định người lao động được hưởng chế độ hưu trí phải có đủ 02 điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH: Điều kiện về thời gian đóng BHXH là phải có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và điều kiện về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động từ năm 2021 trở đi quy định tại Điều 169, khoản 1 Điều 219 của Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ (theo đó kể từ ngày 01/01/2021 tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035).
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động cụ thể như sau: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Tiếp theo, tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP nêu trên quy định: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, các quy định của chế độ hưu trí gắn với điều kiện về tuổi hưởng lương hưu theo Điều 54, Điều 55, khoản 1 Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo tuổi nghỉ hưu và điều kiện về tuổi hưởng lương hưu tại Điều 169, khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và quy định tại Nghị định này.