Tình trạng hành nghề mê tín dị đoan và các hình thức biến tướng của hình thức này diễn ra khá phổ biến, rất nhiều người dân mất tiền vì tin tưởng, mê tín. Vậy hành nghề mê tín dị đoan là gì? Tội hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Tội hành nghề mê tín, dị đoan là gì?
Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Quy định pháp luật về tội hành nghề mê tín dị đoan
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Làm chết người
- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Phân tích cấu thành tội hành nghề mê tín dị đoan
Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Tức họ là người có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Ở đây, người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội.
Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi bằng các hình thức như: dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.
Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan là do cố ý. Tức người hành nghề mê tín, dị đoan nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Làm chết người;
Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: an ninh chính sự ổn định; phát triển bền vững của quốc gia; sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; trật tự xã hội chỉ sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự an toàn xã hộ
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Lợi dụng hoạt động lên đồng; xem bói, gọi hồn; xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi phong tục; tập quán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ; nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Hành nghề mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữtin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi…