Gương chiếu hậu giúp người điều khiển xe khi tham gia giao thông có thể quan sát được những phương tiện di chuyển 2 bên, giúp tránh được những tai nạn bất ngờ. Không có gương chiếu hậu bên trái phạt bao nhiêu tiền? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Không có gương chiếu hậu bên trái phạt bao nhiêu?
Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế dùng để quan sát đằng sau. Gương chiếu hậu và các trang thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đây là là một trong những điều kiện tham gia giao thông đã được Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định. Cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu về gương chiếu hậu mới được lưu thông trên đường.
Trong khi ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ cần có gương chiếu hậu đủ tiêu chuẩn bên trái.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng như sau:
– Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng.
– Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.
Với lỗi xe máy không có gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.
Đối với ô tô, mức phạt với hành vi lái xe không có gương chiếu hậu là 300.000 – 400.000 đồng. Người điều khiển ô tô phạm lỗi này sẽ bị lập biên bản và phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.
Bị phạt dù có đủ gương khi nào?
Xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không có tác dụng sẽ bị xử phạt vi phạm vì gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.
Thyeo quy định, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.
Quy định về gương chiếu hậu xe máy được quy định tại QCVN 14:2015/BGTVT:
Đối với xe nhóm L1, L2 phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe nhóm L3, L4, L5 phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28 : 2010/BGTVT.
- Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50m về phía bên phải và bên trái.
- Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
- Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm
Trong đó:
- L1: Xe gắn máy hai bánh.
- L2: Xe gắn máy ba bánh.
- L3: Xe mô tô hai bánh.
- L4: Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (Xe có thùng bên).
- L5: Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.…
Để tránh kông bị xử phạt lỗi gương xe máy không có tác dụng, người điều khiển xe cần giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi có hỏng hóc cần thay gương giống như cũ.
Việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn giúp lái xe quan sát được phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông, bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
Mời bạn xem thêm:
- Không gương chiếu hậu Nghị định 123/2021/NĐ-CP xử lý thế nào?
- Đi xe không gương chiếu hậu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty cổ phần, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Nghị định 100 lỗi không gương xe máy không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là giữ xe.
Việc tạm giữ phương tiện được áp dụng trong các trường hợp sau:
Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt
Tạm giữ không quá 02 tháng đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp.