“Xin chào luật sư. Hiện tôi đang vướng vào một vụ án hình sự. Vì một vài lý do mà phiên tòa đã tạm hoãn theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa rõ về các trường hợp hoãn phiên tòa hình sự. Theo quy định pháp luật hiện nay, khi nào Tòa án hoãn phiên tòa hình sự? Khi hoãn phiên tòa thì vụ án cóđược xét xử lại từ đầu không? Thông báo mở lại phiên tòa hình sự được thực hiện như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khi nào Tòa án hoãn phiên tòa hình sự?
Căn cứ Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 , cụ thể:
- Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
- Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm;
- Thẩm phán, Hội thẩm không thể tham gia xét xử nhưng không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định;
- Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế;
- Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
- Người bào chữa vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, hoặc người bào chữa được chỉ định vắng mặt, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa;
- Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;
- Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;
- Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;
- Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế.
– Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
– Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
– Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Tòa án hoãn phiên tòa. Theo quy định nêu trên thì có thể có tới 13 lần phiên tòa bị hoãn theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Thông báo mở lại phiên tòa hình sự
Các trường hợp có thể phát sinh trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa để Tòa án quyết định tạm ngừng phiên tòa hoặc ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 251 và Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó:
- Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
- Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Theo khoản 2 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 , thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Trong trường hợp có sự thay đổi về thời gian, địa điểm mở lại phiên toà ghi trong quyết định hoãn phiên toà, thì Toà án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên toà.
Trước khi mở phiên tòa cần phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị nào?
Theo Điều 279 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa cụ thể như sau:
– Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:
- Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
- Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
– Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm
- Phiên tòa hình sự được hoãn mấy lần
- Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có xét xử không?
- Người có thể vắng mặt tại phiên tòa hình sự là ai?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thông báo mở lại phiên tòa hình sự theo QĐ năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
– Bảo vệ người dưới 18 tuổi;
– Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
Ngoài luật sư ra thì người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân hoặc trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý có thể tham gia bào chữa tại Tòa theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Theo Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
– Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.