Vi phạm trong lĩnh vực giao thông và vấn đề xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính chủ yếu là phạt tiền. Theo quy định hiện hành, việc miễn giảm áp dụng đối với người bị phạt từ 3 triệu đồng. Tuy nhiên, khi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 tới đây; thì mức phạt đối với miễn giảm là từ 2 triệu đồng. Vậy những trường hợp nào được miễn giảm tiền phạt vi phạm giao thông kể từ năm 2022? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020
Vi phạm giao thông là gì?
Vi phạm luật giao thông ở nước ta hiện nay đã không còn là vấn đề xa lạ với cuộc sống hằng ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức tham gia giao thông của người dân nước ta vẫn còn thấp; cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém,…
Khái niệm vi phạm giao thông được hiểu như sau:
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật; có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác; thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Hiện nay; các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
Như vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.
Chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông
Trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý hành chính
Quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; và các hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm; được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Cụ thể là Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường; đường sắt và Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
Ví dụ: Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi vượt đèn đỏ xẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 01-03 tháng.
Đối với xe máy: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 01-03 tháng.
Xem thêm bài viết Sử dụng điện thoại khi lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý dân sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng; sức khỏe; danh dự; nhân phẩm; uy tín; tài sản; quyền; lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Như vậy, các hành vi vi phạm giao thông nếu gây ra các thiệt hại về tính mạng; sức khỏe, tài sản,…thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tùy vào tính chất; mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm giao thông với xã hội mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kết hợp các chế tài để xử lý đối với hành vi đó.
Trường hợp vi phạm giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; người vi phạm giao thông phải có hành vi vi phạm một trong các tội được quy định tại Bộ luật trên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, các tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại mục 1 chương XXI Bộ luật Hình sự 2015.
Các trường hợp được miễn, giảm một phần tiền phạt vi phạm giao thông
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 lần đầu tiên quy định cụ thể hơn các trường hợp được miễn giảm tiền phạt vi phạm giao thông.
Theo đó, việc giảm một phần tiền phạt đối với cá nhân vi phạm giao thông đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền được quy định như sau:
- Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn;
- Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
Tiếp theo, cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định trên mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai; thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn.
- Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai; thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn.
Trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo; tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Các trường hợp được miễn toàn bộ tiền phạt vi phạm giao thông
Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt; nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai; thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn.
- Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên; đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai; thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn.
Trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo; tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Câu hỏi thường gặp
– Hành vi của con người gồm: hành vi hành động không hành động.
– Hành vi trái quy định của pháp luật giao thông: làm không đúng điều pháp luật cho phép; không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm.
– Hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Cần lưu ý rằng để được miễn; giảm trong những trường hợp trên cần có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan; tổ chức nơi người đó học tập; làm việc.
Trong 5 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được đơn; người đã ra quyết định xử phạt xem xét; quyết định việc giảm; miễn và thông báo cho người có đơn đề nghị giảm;miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm; miễn thì phải nêu rõ lý do.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 260 BLHS 2015 thì:
Người tham gia giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông; gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 01 người với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31%-60%; thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu – 100 triệu; hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Thông tin liên hệ
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về việc “Ai được miễn giảm tiền phạt vi phạm giao thông từ năm 2022?”
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102