Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay Luật quy định quy cách biển bảo giao thông như thế nào? Quy cách biển báo giao thông là gì? Quy cách biển báo giao thông hiện nay ra sao? Quy cách biển báo giao thông có phải là những tiêu chuẩn đối với việc đặt biển báo, kích thước, màu sắc, hình dáng… của biển báo giao thông không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Biển báo giao thông là gì?
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông. Tuy nhiên, có thể hiểu theo nghĩa biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông.
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thì hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm những cách thể hiện sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Có thể thấy biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu ở cùng một khu vực mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau đây:
Thứ nhất là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
Tiếp đến là hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
Thứ ba là hiệu lệnh của biển báo giao thông;
Cuối cùng chính là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.
Các loại biển báo giao thông hiện nay có những nhóm nào?
Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định biển báo giao thông gồm 05 nhóm:
1 – Biển báo cấm.
2 – Biển báo hiệu lệnh.
3 – Biển báo nguy hiểm và cảnh báo.
4 – Biển báo chỉ dẫn.
5 – Biển phụ, biển viết bằng chữ.
Quy cách biển báo giao thông hiện nay ra sao?
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, mỗi loại biển báo giao thông lại mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể được quy định như sua:
– Nhóm biển báo cấm: Biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm khi tham gia giao thông.
– Nhóm biển hiệu lệnh: Báo cho người điều khiển phương tiện biết các điều bắt buộc phải chấp hành khi tham gia giao thông.
– Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Dùng để báo cho người điều khiển phương tiện biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường để chủ động phòng ngừa kịp thời tai nạn, tránh gây nguy hiểm cho người khác cũng như bảo vệ chi chính mình.
– Nhóm biển chỉ dẫn: Dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Cách nhận biết các biển báo giao thông
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, 05 nhóm biển báo giao thông đường bộ được nhận diện sơ bộ qua các đặc điểm sau đây:
Biển báo cấm
Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát cũng như chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn cho người khác.
Biển báo nguy hiểm có mã W, ví dụ như W.201 (a,b) – Chỗ ngoặt nguy hiểm; W.212 – Cầu hẹp; W.227 – Công trường…
Biển báo nguy hiểm/cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
Biển báo hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).
Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh có mã R và R.E.
Biển báo chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Biển phụ, biển viết bằng chữ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập.
Biển phụ có mã S, SG và SH như: Biển S.501: Phạm vi tác dụng của biển; Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu; Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển…
Biển phụ có dạng: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.
Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính ngoại trừ biển S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi/đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
Biển báo giao thông hình tròn thể hiện thông tin gì?
Biển báo giao thông hình tròn là các biển báo thuộc nhóm biển báo cấm và biển hiệu lệnh.
Với đặc trưng về màu sắc, người điều khiển phương tiện có thể dễ dàng nhận biết biển báo hình tròn nào thuộc nhóm biển cấm, biển báo nào thuộc nhóm biển hiệu lệnh. Cụ thể:
– Biển báo hình tròn viền đỏ nền trắng hoặc xanh là các biển báo cấm, biểu thị những điều mà tham gia giao thông không được vi phạm.
– Biển báo hình tròn nền xanh, hình vẽ màu trắng là các biển báo hiệu lệnh, biểu thị các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông bắt buộc phải chấp hành.
Cơ quan nào có quyền đặt biển báo giao thông?
Khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;[…]
2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ theo quy định thì Chủ tich Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Trong đó có việc quy định các đoạn đường lắp đặt biển báo hiệu đường bộ.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân công nghiệm vụ thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền tổ chức giao thông đối với các tuyến đường giao thông nông thôn, bao gồm cả việc bố trí, lắp đặt biển báo giao thông.
Có thể bạn quan tâm
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Bị thu sổ hộ khẩu khi làm căn cước công dân cần mang theo gì?
- Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy cách biển báo giao thông hiện nay ra sao?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thành lập công ty liên doanh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn; hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn: Có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
– Biển báo cấm và biển hiệu lệnh: Có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
– Biển báo khác khi sử dụng độc lập: Người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo đó.
1) Ưu tiên hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trước.
(2) Sau đó đến hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
(3) Tiếp đến là hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.(4) Cuối cùng là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Trường hợp có đoạn đường di chuyển có lắp cả biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời mang ý nghĩa khác nhau thì thực hiện chỉ dẫn của biển báo tạm thời.