Chào Luật sư, tôi có con gái lớn năm nay lên Đại học. Gia đình tôi là người dân tộc khmer, không biết con tôi có được miễn giảm học phí gì hay không? Có chính sách gì ưu đãi đối với dân tộc thiểu số không? Chính sách dành cho sinh viên dân tộc thiểu số của các trường Đại học khác nhau thế nào? Chính sách hỗ trợ sinh viên dân tộc thiểu số ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Chính sách hỗ trợ sinh viên dân tộc thiểu số ra sao?
Theo Quy định hiện nay thì đối tượng áp dụng quy định về chính sách hỗ trợ là sinh viên người dân tộc thiểu số là nhân khẩu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại thời điểm thực hiện chính sách) đang theo học hệ tập trung tại một cơ sở giáo dục. Sinh viên người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại các xã biên giới của tỉnh và các xã thuộc vùng khó khăn đang theo học hệ tập trung tại một cơ sở giáo dục. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên người dân tộc thiểu số tại quy định này.
Khoản và mức hỗ trợ cho sinh viên dân tộc thiêu số là bao nhiêu?
Theo quy định thì hỗ trợ tiền sinh hoạt phí hằng tháng bằng 0,4 lần mức lương cơ sở. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 10 tháng/1 năm học.
Những khoản hỗ trợ như: Hỗ trợ tiền tàu, xe đi, về dịp hè, Tết Nguyên đán (04 lượt/năm), định mức theo giá vé của các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng (trừ máy bay).
Hỗ trợ làm luận văn báo cáo tốt nghiệp thì mức hỗ trợ bằng 4 lần mức luơng cơ sở.
Sinh viên được khen thưởng thành tích học tập theo học kỳ hoặc năm học (tính theo thang điểm 10). Cụ thể như sau: Có điểm trung bình học tập từ 9,0 trở lên, được khen thưởng bằng 0,3 lần mức lương cơ sở/tháng (thời gian hỗ trợ: 5 tháng/1 học kỳ, tối đa không quá 10 tháng/năm); có điểm trung bình học tập từ 8,0 trở lên, được khen thưởng bằng 0,25 lần mức lương cơ sở/tháng (thời gian hỗ trợ: 5 tháng/1 học kỳ, tối đa không quá 10 tháng/năm); có điểm trung bình học tập từ 7,0 trở lên, được khen thưởng bằng 0,2 lần mức lương cơ sở/tháng (thời gian hỗ trợ: 5 tháng/1 học kỳ, tối đa không quá 10 tháng/năm).
Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ sinh viên như thế nào?
Đối với sinh viên đang học cùng lúc tại nhiều cơ sở giáo dục hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một cơ sở giáo dục thì theo quy định hiện nay chỉ được hỗ trợ một lần các chính sách.
Chính sách hỗ trợ làm luận văn báo cáo tốt nghiệp thì sẽ được thực hiện đối với các sinh viên được làm luận văn báo cáo tốt nghiệp. Đồng thời, khoản hỗ trợ này chỉ được hỗ trợ toàn bộ 1 lần cho cả khóa học.
Đối với sinh viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, khi gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân đã thoát hộ nghèo, thoát hộ cận nghèo trong năm tiếp theo thì vẫn được hưởng đủ kinh phí hỗ trợ cho năm học đó.
Các trường hợp không được hỗ trợ hiện nay
Sinh viên thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách mà do vi phạm kỷ luật của cơ sở giáo dục hoặc vi phạm pháp luật của nhà nước; bị kỷ luật đến mức đình chỉ học tập, buộc thôi học sẽ không được nhận hỗ trợ.
Sinh viên thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, không được xét tốt nghiệp ra trường theo quy định về thời gian của ngành học, khóa học sẽ không được tiếp tục hỗ trợ. Trừ trường hợp phải bảo lưu kết quả học tập do những nguyên nhân khách quan như: tai nạn, ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc do thiên tai, dịch bệnh thì vẫn được nhận các khoản hỗ trợ cho thời gian học thực tế để có thể hoàn thành được khóa học.
Sinh viên thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách tại quy định này đã được nhận kinh phí hỗ trợ theo chính sách quy định này cho một khóa học trước đó.
Đối với những trường hợp gian lận để được thụ hưởng chính sách tại quy định này sẽ bị thông báo về địa phương nơi đăng ký thường trú, cơ sở giáo dục đang theo học và bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tại quy định này do ngân sách tỉnh đảm bảo.
Hoàn thiện chính sách giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với tỷ lệ 85,3% (82.085.729 triệu người), còn lại là 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với tỷ lệ 14,7% (14.123.255 người). Tuy đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ thấp nhất trong mặt bằng dân cư cả nước nói chung nhưng được coi là phên giậu của Tổ quốc. Đồng thời, họ có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển cũng như hội nhập của đất nước. Trong những năm qua thì hệ thống các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ, đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực nơi đây. Điều đặc biệt chính là sự ra đời của Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thêm một lần nữa khẳng định và nhấn mạnh tới việc cần thiết phải quan tâm đầu tư, phát triển hơn nữa chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi “Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách…“
Chính sách nâng cao giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Trên cơ sở chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời của Đảng, thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Theo đó, nổi bật một số nội dung sau đây:
Chính sách đối với giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý
Hiện nay, hệ thống chính sách phát triển giáo dục đối với vùng DTTS và miền núi đã được ban hành khá đầy đủ. đặc biệt là chính sách tiến bộ cho các nhóm đối tượng học sinh, giáo viên và những cán bộ quản lý giáo dục.
Các chính sách cho học sinh, sinh viên vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Những chính sách này bao gồm chính sách học bổng; miễn giảm học phí; trợ cấp xã hội, hỗ trợ học tập; chính sách ưu tiên tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; chính sách phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người; chính sách tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh vùng DTTS, thực hiện chế độ cử tuyển đang được thực hiện.
Chính sách đối với học sinh, sinh viên vùng dân tộc, miền núi đã được triển khai đầy đủ và toàn diện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Về học bổng, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT), trường dự bị đại học được hưởng học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu chung/học sinh/tháng và được hưởng 12 tháng/năm theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 và Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi đi học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (một năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn trưa tại trường. Theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 09/5/2018 của chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Học sinh bán trú cấp tiểu học, trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhà ở xa trường, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được hỗ trợ tiền ăn (40% mức lương tối thiểu chung) và tiền nhà ở (10% mức lương tối thiểu chung), hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Học sinh trường phổ thông DTNT, trường dự bị đại học còn được hưởng các chế độ hỗ trợ khác như: hỗ trợ tiền tàu xe nghỉ hè hoặc nghỉ tết; học phẩm; tiền điện nước, bảo hiểm y tế… (Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐTngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ GDĐT).
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phí công chứng giấy tờ tùy thân bao nhiêu?
- Đơn báo mất giấy tờ tùy thân năm 2022
- Mua xe cũ nhưng làm mất giấy tờ có xin cấp lại được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chính sách hỗ trợ sinh viên dân tộc thiểu số ra sao?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, trẻ em học lớp mẫu giáo 05 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Cũng theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, trẻ em học mẫu giáo và học sinh là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được giảm học phí 70%.
Về trợ cấp xã hội, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung được trợ cấp 140.000 đồng/tháng.
Theo đó, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên 16 DTTS rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) học tại các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học sơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, tùy từng đối tượng, được hưởng chính sách hỗ trợ về học tập hằng tháng từ 30% đến 100% mức lương tối thiểu chung.