Vừa qua, khắp các trang báo đều đưa tin về vụ việc phẫu thuật thẩm mỹ không phép tại một khách sạn ở thành phố HCM. Vậy Phẫu thuật thẩm mỹ không phép tại khách sạn bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Vụ việc như sau:
Theo như nhiều báo đưa tin Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết vừa phát hiện một vụ phẫu thuật thẩm mỹ không phép tại một khách sạn ở trung tâm Quận 1. Trước đó Thanh tra Sở Y tế đã nhận được phản ánh của người dân, tại phòng 407 của khách sạn A25, nằm tại số 145 Lê Thị Riêng (phường Bến Thành, Quận 1) có dấu hiệu thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ cho khách hàng. Sau khi nhận được tin, Thanh tra Sở Y tế phối hợp với Công an TPHCM (phòng PC06), Phòng Y tế Quận 1, UBND phường Bến Thành và Công an phường Bến Thành (quận 1) đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm trên.
Tại thời điểm tiến hành kiểm tra , Đoàn kiểm tra ghi nhận tại phòng 407 có mặt 7 người, trong đó có 3 người là bà T.T.P (36 tuổi) mặc đồng phục y tế, bà V.A.N. (33 tuổi) và bà T.T.S. (36 tuổi) mặc đồng phục thẩm mỹ. Trong phòng có rất nhiều dụng cụ và trang thiết bị y tế, thuốc đang bày ra. Trong nhà vệ sinh cơ quan phát hiện có vứt băng gạc thấm máu tươi, ống thuốc, kim tiêm… đã sử dụng.
Qua làm việc với cơ quan chức năng, bà T.T.P. chưa xuất trình được bằng cấp chuyên môn, chưa xuất trình được hồ sơ pháp lý, giấy tờ về hoạt động thẩm mỹ.
Căn cứ pháp lý
Phẫu thuật thẩm mỹ không phép tại khách sạn bị xử phạt ra sao?
Theo như tình tiết của vụ việc trên, bà T.T.P là người mặc đồng phục y tế. Và có thể là người thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ chính. Nhưng khi làm việc với cơ quan chức năng bà P lại không xuất trình được bằng cấp chuyên môn của mình và cũng không xuất trình được hồ sơ pháp lý, giấy tờ về hoạt động thẩm mỹ. Hành vi của bà P là hành vi trái pháp luật. Bởi Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về hành vi bị cấm như sau:
2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
Theo đó, với hành vi của mình bà P sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt sẽ là Căn cứ tại điểm a khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định đối với hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Phẫu thật thẩm mỹ làm chết người bị phạt bao nhiêu năm tù
Phẫu thật thẩm mỹ làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
“Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Trường hợp người trực tiếp thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ làm chết người thì tùy theo tính chất vụ việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), theo đó mức hình phạt nhẹ nhất từ 01-05 năm tù, nặng nhất là 15 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thẩm mỹ viện hoạt động “chui” bị xử lý như thế nào?
Thẩm mỹ viện “chui” trên thực tế là những cơ sở thẩm mỹ hoạt động không có giấy phép, không tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành. Tùy theo mức độ vi phạm, thẩm mỹ viện “chui” có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 9 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) như sau:
“Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
…
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu;
c) Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế;
d) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô trên 500 giường bệnh;
đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
e) Điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được phép điều trị nội trú, trừ trường hợp được lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi theo quy định của pháp luật.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, điểm c khoản 5 và các điểm b, c, d, e khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và đ khoản 6 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 6 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách chuyên môn của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và các điểm b, e khoản 6 Điều này.”
Theo đó, thẩm mỹ viện “chui” hoạt động trái phép có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Phẫu thuật thẩm mỹ không phép tại khách sạn bị xử phạt ra sao?“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn biết thêm thông tin. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký mã số thuế cá nhân, đăng ký mã số thuế cá nhân lần đầu, tự đăng ký mã số thuế cá nhân online, các bước khôi phục mã số thuế cá nhân bị khoá, quyết toán thuế; hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử, mã tra cứu hóa đơn điện tử ..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của Luật sư X, Liên hệ hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện cơ sở vật chất thẩm mỹ viện cầm đáp ứng gồm:
– Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ
Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009:
“Điều 76. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở
Theo quy định trên Phẫu thuật thẩm mỹ gây tai biến cho người bệnh sẽ phải bồi thường cho người bệnh. Mức bồi thường do 2 bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được sẽ theo quy định của Bộ luật dân sự