Gần đây, vụ việc bệnh nhân tâm thần N.V.D đã bị lực lượng chức năng tạm giữ hình sự về hành vi cho vay nặng lãi và đánh bạc làm xôn xao dư luận. Lật lại hồ sơ thì D đã từng bị khởi tố một lần vào năm 2011 trong một vụ án liên quan đến tính mạng con người; nhưng do chạy được bệnh án nên chỉ phải điều trị bắt buộc tại Bệnh viện âm thần trung ương 1. Vậy hành vi làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để trốn tội sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Người làm giả giấy tờ bệnh án cho người phạm tội có bị truy tố hình sự không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Bệnh án tâm thần – phao cứu sinh cho người phạm tội?
Theo quy định pháp luật, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau:
- Đang mắc bệnh tâm thần;
- Mắc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Tuy nhiên, để được xem xét không phải chịu trách nhiệm hình sự; người mắc bệnh tâm thần bắt buộc phải đi trưng cầu giám định theo quy định. Theo đó, chỉ khi được xác định là mắc bệnh tâm thần; bị mất khả năng nhận thức; điều khiển hành vi trong khi đang thực hiện việc gây nguy hiểm cho xã hội thì mới không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện và được đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Nếu kết quả giám định cho thấy khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội; người này đang hoàn toàn bình thường; sau đó mới bị tâm thần thì theo Bộ luật Hình sự 2015 người này có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, không phải lúc nào bệnh án tâm thần cũng là “phao cứu sinh” cho người phạm tội.
Xem thêm: Bị mắc bệnh tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Người có bệnh tâm thần khi phạm tội sẽ phải chịu xử lý như thế nào về mặt pháp luật?
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự gồm: người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Khi đó người phạm tội phải bắt buộc chữa bệnh theo quy định như sau
- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh; Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh
- Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì căn cứ vào giám định pháp y tâm thần; Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
- Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần; Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt; thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Người làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần bị xử lý thế nào?
Bởi quan niệm sai lầm về việc người tâm thần không phải chịu trách nhiệm hình sự; nên nhiều kẻ phạm tội liều lĩnh tìm mọi cách để có được “bệnh án tâm thần”. Trong những trường hợp này, người làm bệnh án tâm thần giả cho người phạm tội có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây:
Tội giả mạo trong công tác. Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ; quyền hạn thực hiện việc sửa chữa; làm sai lệch nội dung, giấy tờ, làm và cấp giấy tờ giả… thì có thể bị phạt tù cao nhất là 20 năm tù.
Tội nhận hối lộ. Theo đó, mức phạt tù cao nhất trong trường hợp này có thể là tử hình.
Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hi vọng bài viết “Làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để thoát tội bị xử lý như thế nào?” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nhiều đối tượng đã sử dụng thủ đoạn nhờ đến các cá nhân hỗ trợ làm hồ sơ bệnh giả như mua; làm giả giấy xác nhận bị bệnh; giả bệnh tâm thần để vào các Trung tâm; cơ sở y tế để khám; chữa bệnh để có hồ sơ bệnh án tâm thần để đối phó với cơ quan pháp luật.
Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức; hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự
Để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không; Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 yêu cầu phải trưng cầu giám định