Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Luật sư chuyển sang công chứng viên thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Luật sư chuyển sang công chứng viên
Căn cứ theo Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định tiêu chuẩn công chứng viên như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn nêu trên thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên.
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 thì các trường hợp sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
– Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
– Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
– Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Tuy nhiên, khi được miễn đào tạo nghề công chứng, theo khoản 2 Điều 10 Luật Công chứng 2014 thì những người trên vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng. Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp đại học Luật, bạn cần phải theo đuổi nghề luật sư ít nhất 05 năm, thì khi đó bạn sẽ được miễn đào tạo nghề công chứng khi muốn trở thành công chứng viên nhưng vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và học các quy tắc đạo đức hành nghề.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 thì người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, việc tập sự nghề công chứng vẫn được yêu cầu khi muốn chuyển từ luật sư sang công chứng viên.
Lưu ý:
– Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
– Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
– Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Việc bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện trong tất cả trường hợp kể cả khi được miễn đào tạo nghề công chứng. Các giấy tờ cần thiết cho việc bổ nhiệm được quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTP, cụ thể:
– Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Công chứng 2014 nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
– Giấy tờ chứng minh người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 là một trong các giấy tờ sau đây:
+ Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
+ Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật, Bằng tiến sĩ luật; trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
+ Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian hành nghề luật sư từ 05 năm trở lên;
+ Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ quy định tại khoản này là bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
– Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Công chứng là một hoặc một số giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
+ Quyết định tuyển dụng, quyết định luân chuyển, điều động, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với vị trí công tác pháp luật được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng;
+ Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Chứng chỉ hành nghề quản tài viên, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với các chức danh này;
+ Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh thời gian công tác pháp luật.
– Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên chịu trách nhiệm về tính chính xác, xác thực, hợp pháp của các giấy tờ và thông tin đã khai trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp tiến hành xác minh tính chính xác, xác thực, hợp pháp của giấy tờ và thông tin trong hồ sơ.
Hồ sơ đăng kí nghề công chứng
Nội dung của khóa bồi dưỡng nghề công chứng được quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2021/TT-BTP, gồm có:
– Kỹ năng hành nghề công chứng, bao gồm việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của công chứng viên.
– Kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng, pháp luật dân sự, các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
– Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
Hồ sơ để đăng kí tham dự theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BTP như sau:
– Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
– Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
Lưu ý:
– Hồ sơ lập thành 1 bộ gửi đường bưu chính đến Học viện Tư pháp.
– Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm:
- Công chứng viên có được tự mình công chứng di chúc của mình không?
- Công chứng nhầm sổ đỏ giả, công chứng viên chịu trách nhiệm gì?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: mẫu đơn xin trích lục khai tử, thành lập công ty cổ phần,mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 74 Luật Công chứng 2014, không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
hững người thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 nếu muốn trở thành công chứng viên thì sẽ được miễn đào tạo nghề công chứng.
Tuy nhiên, họ phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước trong thời gian 3 tháng, trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
Căn cứ Điều 9 Luật Công chứng 2014, người có bằng cử nhân luật sẽ được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng trong thời gian là 12 tháng. Người sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng sẽ được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.