Nếu bạn là dân kinh doanh thì cụm từ hóa đơn đỏ chắc chắn không còn xa lạ. Tuy nhiên không ít người trong giới kinh doanh lại không hiểu bản chất thực sự của hóa đơn đỏ, mức xử phạt khi làm mất hóa đơn đỏ như thế nào. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, Luật sư X đưa ra “Các lỗi và mức xử phạt khi làm mất hóa đơn đỏ“ thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ còn được gọi là hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn VAT), được Bộ tài chính Việt nam ban hành.
Nội dung trên hóa đơn đỏ cần phải có thông tin người bán, người mua (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ) và giá trị hàng bán, dịch vụ đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Hóa đơn đỏ được áp dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng, cung cấp các dịch vụ trong nội địa
- Hoạt động vận tải quốc tế
- Xuất vào khu phi thuế quan cùng với các trường hợp như xuất khẩu
- Xuất khẩu các dịch vụ , hàng hóa ra nước ngoài
Hóa đơn đỏ dùng để làm gì?
Hóa đơn đỏ có vai trò quan trọng trong kinh doanh.
Đối với người mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn đỏ có thể chứng thực được với kế toán của công ty đã mua hàng với các nội dung như giá trị hàng hóa, thời gian, địa điểm…
Đối với các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán làm căn cứ thu thuế doanh nghiệp.
Nguyên tắc khi lập hóa đơn đỏ
- Người bán lập hóa đơn lúc bán hàng kể cả khi đang thực hiện xúc tiến thương mại như khuyến mại, quảng cáo, trưng bày,…
- Hóa đơn cần ghi đúng nội dung, không tẩy xóa, viết chèn, sửa chữa
- Nếu có phần trống phải gạch chéo phần trống đó.
- Nội dung của hóa đơn cần phải thống nhất trên những liên hóa đơn của cùng một số.
Các lỗi và mức xử phạt khi làm mất hóa đơn đỏ
Mất hóa đơn VAT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành
Căn cứ vào thời hạn báo cáo sự việc với Cơ quan thuế để xử phạt, cụ thể:
– Trong vòng 5 ngày sau khi xảy ra sự việc: Không bị xử phạt
– Từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu không có thì phạt ở mức khung tối thiểu (6 triệu).
– Sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 18 triệu đồng.
Mất hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế
Căn cứ vào các mốc thời hạn báo cáo với Cơ quan thuế để xử phạt riêng, cụ thể:
– Trong vòng 5 ngày sau khi xảy ra sự việc: Không bị xử phạt
– Từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu không có thì phạt ở mức khung tối thiểu (6 triệu).
– Sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 8 triệu đồng
Làm mất hóa đơn đầu vào
Các trường hợp không bị xử phạt:
- Bị mất, hỏng, cháy do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
- Tìm lại được hóa đơn mất trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.
Phạt cảnh cáo các trường hợp sau:
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn, người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.
- Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.
Mất hóa đơn VAT đầu ra đã thông báo phát hành
Các trường hợp không bị xử phạt khi làm mất hoá đơn:
- Hóa đơn mất, hỏng do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
- Làm mất liên 2 (liên giao cho khách mua) khi chưa hết hạn lưu trữ nhưng tìm lại được hóa đơn trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.
Các trường hợp phạt cảnh cáo khi làm mất hoá đơn:
- Làm mất các liên hóa lập sai và đã xóa bỏ (đã xuất hóa đơn khác thay thế)
- Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có 2 tình tiết giảm nhẹ.
- Người bán làm mất các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ (đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn sai và xóa bỏ).
Các trường hợp phạt tiền khi làm mất hoá đơn:
- Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên 2 giao cho khách hàng) nhưng khách chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến hạn lưu trữ; hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa. Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.
- Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên nội bộ 1-3) trong thời gian lưu trữ thì phạt từ 5-10 triệu.
- Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Các lỗi và mức xử phạt khi làm mất hóa đơn đỏ“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, phí dịch vụ công chứng tại nhà, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử,… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư X tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn đỏ
– Hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị pháp lý được Bộ tài chính ban hành
– Hóa đơn đỏ tách riêng gí trị hàng hóa và giá trị tăng thêm của hàng hóa
– Được khấu trừ thuế đầu vào
Hóa đơn bán hàng
– Chỉ có hiệu lực trong nội bộ được phát hành bởi người bán
– Hóa đơn gộp tất cả các giá trị hàng hóa thành một
– Không được khấu trừ thuế đầu vào
Những đối tượng quy định dưới đây mới được phép mua và sử dụng hóa đơn đỏ của cơ quan thuế:
– Các hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký kinh doanh.
– Các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không phải là doanh nghiệp.
– Các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % doanh thu khi nộp thuế VAT.
– Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại có rủi ro cao về thuế.
– Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in nhưng có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến trốn thuế hay gian lận thuế.
Mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung hình phạt. Trong đó, mức trung bình được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và tối đa của hình phạt đó.
– Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mỗi tình tiết sẽ được tính giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt, tuy nhiên, mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết sẽ được tính thêm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt, thế nhưng, mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
– Đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng vừa có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền sẽ được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc bù trừ: một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.