Chào Luật sư tôi muốn hỏi giữ sổ hộ khẩu trái phép bị xử lý ra sao? Theo Luật quy định thì ai là người có quyền giữ sổ hộ khẩu? Giữ sổ hộ khẩu trái phép có bị phạt tiền không? Giữ sổ họ khẩu trái phép có bị xử lý hình sự không? Giữ sổ hộ khẩu trái phép thì bị xử lý ra sao? Giữ sổ hộ khẩu trái phép mà còn tiêu hủy thì bị xử lý như thế nào theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Quyền sử dụng sổ hộ khẩu được quy định ra sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Bên cạnh đó, tại Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA cũng quy định:
– Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.
– Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình là căn cứ để xác định nơi thường trú của thành viên trong hộ, do vậy, tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều có quyền ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng sổ hộ khẩu vào các công việc có liên quan.
Giữ sổ hộ khẩu trái phép thì bị xử lý ra sao?
Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Tẩy, xoá, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
– Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
– Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
– Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định;
– Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;
– Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;
– Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú;
– Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú.
Có thể yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ ly hôn khi không có sổ hộ khẩu của chồng không?
Theo Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau:
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.
Mất sổ hộ khẩu có được đăng ký kết hôn không?
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn tới Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định.
Từ quy định nêu trên, có thể thấy giấy tờ chứng minh nơi cư trú (như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ xác nhận cư trú) là cần thiết để chứng minh nơi cư trú trong giai đoạn chuyển tiếp. Bởi vì hiện nay thì Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được cập nhật, chia sẻ tới toàn bộ các cơ quan, đơn vị nên vẫn cần giấy tờ xác nhận nơi cư trú (sổ hộ khẩu…) để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể xác định được chính xác thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn.
Hiện nay, nhiều người đăng ký kết hôn không có sổ hộ khẩu do hộ khẩu được cấp trước đây đã bị mất/bị rách, nát không còn nguyên vẹn… Theo Luật Cư trú 2020, các sổ hộ khẩu cũ bị mất sẽ không được cấp lại nên do đó họ không thể có sổ hộ khẩu để xuất trình khi đăng ký kết hôn. Lúc này, theo quy định đã nêu ở trên, người dân có thể thay thế sổ hộ khẩu bằng giấy tờ xác nhận nơi cư trú do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
Nếu không có sổ hộ khẩu có thể thay thế bằng Giấy đăng ký tạm trú.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP khi đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người Việt Nam (Khoản 1 Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). Để được Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cần có hộ khẩu hoặc những giấy tờ chứng minh thường trú, giấy tờ chứng minh đó có thể là: đơn xác nhận hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân trong trường hợp cán bộ tư pháp biết rõ về người xin xác nhận.
Như vậy, đăng ký kết hôn có thể không cần có sổ hộ khẩu nếu có các giấy tờ xác nhận tạm trú khác.
Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không?
Sổ hộ khẩu là cơ sở pháp lý xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.
Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân; Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân; hay thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Văn bản khác cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ như Luật Công chứng; Bộ luật Lao động; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 123/2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch… Nhưng không có loại giấy tờ nào khác được khẳng định là giấy tờ tùy thân.
Như vậy, tới thời điểm hiện tại chỉ Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân; được trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân:
- Hộ chiếu;
- Chứng minh nhân dân;
- Thẻ Căn cước công dân;
- Giấy tờ khác có dán ảnh; và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
Một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên… Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng không; hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong 12 loại giấy tờ.
Vậy, sổ hộ khẩu không phải giấy tờ tùy thân.
Mời bạn xem thêm:
- Cách viết đơn kháng cáo ly hôn
- Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới 2022
- Vợ chồng tái hợp sau ly hôn như thế nào theo quy định pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giữ sổ hộ khẩu trái phép thì bị xử lý ra sao?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, Thủ tục tặng cho nhà đất, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục hộ tịch trực tuyến, trích lục bản án ly hôn… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi đi khám, chữa bệnh thì người tham gia bảo hiểm y tế cần xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế có ảnh. Nếu chưa có ảnh thì cần xuất trình thêm với giấy tờ tùy thân có ảnh người đó.
Nếu bị mất giấy tờ tùy thân mà muốn đi khám bệnh theo bảo hiểm y tế. Bạn phải đi làm lại giấy tờ tùy thân chứ không được sử dụng sổ hộ khẩu để khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Sổ hộ khẩu không phải là một trong những giấy tờ tùy thân có ảnh.
Xác định nơi cư trú;
Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất;
Làm các thủ tục hành chính và giấy tờ.
Sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng mà Sổ hộ khẩu được sử dụng lâu dài.