Xin chào Luật sư X! Vợ chồng tôi mới mua một miếng đất và cả hai cùng muốn đứng tên sổ đỏ. Tôi muốn hỏi Luật sư về quy định thủ tục đứng tên chung sổ đỏ của pháp luật. Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là từ ngữ thông dụng trong xã hội dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ở Việt Nam, mỗi giai đoạn, có các loại giấy chứng nhận như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Quy định về người được đứng tên trên sổ đỏ
Các trường hợp hai người đứng tên chung sổ đỏ
- Hai vợ chồng hợp cùng đứng tên sổ đỏ: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Hai người mua chung hoặc được tặng cho chung, chuyển nhượng chung…
- Nếu 2 người có nhu cầu cấp riêng sổ đỏ thì mỗi người được cấp 01 sổ đỏ đứng tên mình.
- Nếu 2 người có nhu cầu cấp sổ đỏ chung thì sẽ được cấp 01 giấy chứng nhận và giao cho người đại diện.
- Ở đây, quyền hạn của 2 người sẽ như nhau và mọi quyết định nhà đất, tài sản trên đất đều phải có sự đồng ý của cả 2 bên.
Hai người đứng tên chung sổ đỏ
Theo khoản 2, khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013, nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, không phân biệt loại đất dù là cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt, đất lấn chiếm, đất ao thì 2 người đều đứng tên được, điều này được quy định như sau:
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
Thủ tục đứng tên chung sổ đỏ
Hồ sơ làm thủ tục đứng tên chung sổ đỏ
Hồ sơ chung
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo mẫu;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
- Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:
- Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Đối với 2 người là vợ chồng
- Sổ hộ khẩu
- Giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp của 2 vợ chồng trong giai đoạn hôn nhân
- Giấy tờ tặng cho hoặc thừa kế chung (nếu có)
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Đối với 2 người không phải vợ chồng
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
- Hợp đồng mua bán nhà đất, nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất chung
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Trình tự, thủ tục đứng tên chung sổ đỏ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ làm sổ đỏ đứng tên 2 người tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm sổ đỏ đứng tên 2 người.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
- Nếu hồ sơ đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận. Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).
Bước 4: Giải quyết yêu cầu.
Khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
Bước 5: Nhận kết quả.
Mời bạn xem thêm
- Đại lý làm thủ tục hải quan là gì?
- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thủ tục đứng tên chung sổ đỏ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy phép flycam … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật đất đai 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là của chung các thành viên trong hộ gia đình.
Theo Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Vì thế, khi được sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình thì được phép chuyển sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá .
Tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Do đó, sang tên là thủ tục bắt buộc để nhà nước quản lý đất đai. Ngoài ra, quy định bắt buộc còn thể hiện bằng quy định xử phạt vi phạm hành chính nếu không thực hiện.