Đòi nợ trên facebook với những con nợ không trả tiền hiện nay là một việc diễn ra vô cùng phổ biến. Họ thường đưa thông tin cá nhân, hay thâm chí là lăng mạ những con nợ một cách công khai. Vậy việc đòi nợ trên facebook với những con nợ không trả tiền thì có được phép không? Nếu không thì sẽ bị xử lý như thế nào? Ngay sau đây hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Câu hỏi: Xin chào Luật sư X! Tôi có một vấn đề cần được giải đáp như sau:
“Tôi mượn bạn 10 triệu đồng, hứa 2 tháng trả; nhưng do khó khăn nên xin khất. Cô ấy không chịu, đăng bài lên Facebook nói tôi lừa đảo, vô ơn, còn tăng cả số nợ lên.
Tôi thấy bị xúc phạm nặng nề, yêu cầu gỡ bài nhưng cô ấy không chịu. Bạn tôi làm như vậy có vi phạm pháp luật không? Và nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào?”.
Mong luật sư X giải đáp giúp! Tôi xin cảm ơn!
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Luật sư X. Sau quá trình tìm hiểu và phân tích vấn đề; Luật sư X xin được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Hình sư 2015.
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.
Quy định về việc người sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định người sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau:
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.
3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
Theo khoản 1 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong đó có:
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bạn của bạn đăng bài lên Facebook để đòi nợ đến hạn là quyền của họ; bởi đây được xem là một trong những biện pháp để đòi nợ. Hơn nữa, pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào cấm hành vi đăng tải thông tin lên Facebook nhằm mục đích đòi nợ.
Tuy nhiên thì theo quy định tại khoản 4 điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP như trên thì quy định rằng người sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội.
Ngoài ra thì theo khoản 1 Điều 5 Nghị định này cũng quy định người sử dụng mạng xã hội không được lợi dụng việc cung cấp, sử dụng mạng xã hội để thực hiện các mục đích mà pháp luật nghiêm cấm như đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Đòi nợ trên facebook với những con nợ không trả tiền bị xử lý như thế nào?
Hiện pháp luật chưa quy định về vấn đề đòi nợ trên facebook; tuy nhiên thì đây cũng chính là một biện pháp đòi nợ không phạm vào điều cấm của luật. Thế nhưng khi đòi nợ với lời lẽ xúc phạm cùng với thông tin không chính xác mà ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín thì sẽ có những hình thức xử lý như sau:
Xử lý hành chính
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; việc cung cấp, thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì sẽ bị xử với mức phạt 10-20 triệu đồng.
Xử lý hình sự
Nếu việc đòi nợ đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm; người này có thể bị truy cứu về tội Vu khống theo Điều 156 hoặc tội Làm nhục người khác theo Điều 155 BLHS.
Với vấn đề trên; để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình; bạn nên gọi điện, nhắn tin cho họ yêu cầu gỡ bỏ bài đăng và thỏa thuận lại về việc trả tiền. Trường hợp họ không thực hiện; bạn có thể chụp, quay video lại nội dung bài đăng; nhờ tổ chức thừa phát lại ghi nhận lại hiện trạng bài đăng, nội dung chia sẻ, bình luận. Sau đó, bạn có thể khởi kiện hoặc tố cáo, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Câu hỏi thường gặp
Điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định người sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau:
Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.
3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định này cũng quy định người sử dụng mạng xã hội không được lợi dụng việc cung cấp, sử dụng mạng xã hội để thực hiện các mục đích mà pháp luật nghiêm cấm như đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vụ việc:
Xử lý hành chính:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; việc cung cấp, thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì sẽ bị xử với mức phạt 10-20 triệu đồng.
Xử lý hình sự
Nếu việc đòi nợ đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm; người này có thể bị truy cứu về tội Vu khống theo Điều 156 hoặc tội Làm nhục người khác theo Điều 155 BLHS.
Xem thêm: Đòi tiền người thân của người vay nợ có phạm luật không?
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Đòi nợ trên facebook với những con nợ không trả tiền có được không?”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn về vấn đề pháp lý; hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0833102102.