Hiện nay, nhu cầu thành lập hộ kinh doanh, mở doanh nghiệp ngày càng tăng. Khi mở doanh nghiệp, hộ kinh doanh chủ doanh nghiệp luôn quan tâm đến vấn đề thuế. Làm sao để giảm được bớt thuế nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Và thuế khoán là loại thuế như thế nào? Doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật vấn đề nêu trên tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thuế khoán là gì?
Thuế khoán là loại thuế trọn gói áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, do mức thuế thấp và khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền định mức một khoản thuế trên cơ sở hồ sơ tự khai của người nộp thuế, ý kiến tư vấn Hội đồng tư vấn thuế cấp xã và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.
Ngoài ra, khi áp dụng thuế khoán còn có một số khái niệm khác có liên quan như:
– Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo tỷ lệ trên doanh thu do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán.
– Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách phải nộp của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định.
Đặc điểm của thuế khoán là gì?
– Thuế khoán là một loại thuế có giá trị cố định, đánh vào tất cả các cá nhân kinh doanh.
– Đây là loại thuế quản lý tương đối dễ dàng, giảm thiểu được gian lận thuế do đánh vào tất cả các cá nhân kinh doanh, không có sự phân biệt đối tượng.
– Mức thuế khoán cũng là mức thuế tương đối thấp
– Mỗi hộ kinh doanh cá thể đều phải nộp thuế bằng một mức nhất định dựa vào mức thu nhập tương đối tự kê khai.
– Ngoài ra, thuế khoán áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, mang tính chất tương đối do mức thuế khoán được các cơ quan thuế quy định , dựa vào doanh thu và quy mô của hộ kinh doanh để định ra mức thuế khoán phù hợp.
Đối tượng áp dụng thuế khoán.
Căn cứ khoản 8 Điều 3 và Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế khoán áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ 02 trường hợp sau:
– Hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai (hộ, cá nhân kinh doanh quy mô lớn và hộ, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp theo phương pháp kê khai).
– Cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh (cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định như kinh doanh lưu động, cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân,…).
Như vậy, so với thời điểm trước ngày 01/8/2021 thì hiện nay số lượng hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có thể giảm vì phải áp dụng hoặc lựa chọn áp dụng phương pháp kê khai.
Cách tính thuế khoán phải nộp.
Dù hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nộp thuế theo phương pháp nào thì số thuế phải nộp vẫn được xác định theo công thức quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu tính thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu tính thuế TNCN
Trong đó:
– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân
– Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, tiền hoa hồng phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả:
+ Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.
+ Các khoản trợ giá, phụ trội, phụ thu, phí thu thêm được hưởng theo quy định;
+ Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân).
+ Doanh thu khác mà hộ, cá nhân kinh doanh được hưởng.
Lưu ý: Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp miễn, giảm thuế khoán.
Theo quy định tại điều 6 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC các trường hợp giảm thuế khoán bao gồm:
– Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh.
+ Thuế khoán đánh vào cá nhân kinh doanh và có nguồn thu. Khi các cá nhân kinh doanh dừng/nghỉ thì sẽ không có lợi nhuận, do đó sẽ được giảm thuế khoán.
+ Theo quy định tại điểm a, khoản 11 điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC cụ thể quy định thời gian để được giảm thuế như sau:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh thì thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế chậm nhất là một ngày trước khi ngừng/nghỉ kinh doanh
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế khoán phải nộp của quý; nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế khoán phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế khoán phải nộp của quý. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng.
– Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
+ Đây là những trường hợp bất khả kháng mà các cá nhân kinh doanh không thể lường trước nên Nhà nước có chính sách hỗ trợ giúp đỡ.
+ Thời gian gửi văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTCđến cơ quan thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
– Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán chuyển đổi hình thức khai thuế.
Cá nhân kinh doanh nếu có yêu cầu chuyển đổi hình thức khai thuế theo từng lần phát sinh thì cơ quan thuế chấm dứt quản lý thuế đối với cá nhân theo phương pháp khoán và thực hiện thủ tục giảm thuế khoán theo hướng dẫn như với cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh với số tháng không nộp thuế theo phương pháp khoán.
Những lưu ý khi áp dụng thuế khoán.
– Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không phải thực hiện chế độ kế toán.
– Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, hợp đồng, chứng từ, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.
– Mức doanh thu phải nộp thuế khoán là trên 100 triệu đồng/năm dương lịch.
– Thuế khoán được xác định theo những căn cứ sau:
+ Hồ sơ khai thuế do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế.
+ Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.
+ Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế cấp xã (xã, phường, thị trấn).
+ Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán:
+ Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 15/12 năm trước liền kề năm tính thuế.
+ Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (gồm cả hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán) hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế hoặc thay đổi ngành nghề hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
+ Riêng trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.
Có thể bạn quan tâm
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2022 là bao lâu?
- Những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
- Thời hạn nộp thuế môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập bao lâu?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán hay không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; thủ tục xin giấy phép sàn thương mại điện tử, tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể phải nộp; mức thuế khoán do Cơ quan thuế quy định dựa trên những thông tin kê khai/doanh thu hoạt động thực tế của hộ kinh doanh.
– Do một cá nhân đứng ra thành lập và làm chủ
– Không có tư cách pháp nhân
– Không xuất hiện sự góp vốn doanh nghiệp
– Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
– Toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc về chủ doanh nghiệp.
– Khả năng huy động vốn còn hạn chế.
Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh tính thuế theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu là thời điểm bàn giao hàng hóa, hoặc hoàn thành dịch vụ hoặc nghiệm thu/bàn giao công trình.