Xin chào Luật sư. Vợ chồng tôi nay chia tài sản, muốn tặng con gái một phần đất. Tuy nhiên con gái chúng tôi đã kết hôn rồi. Trong trường hợp này, tôi muốn hỏi liệu con gái tôi có được sở hữu riêng mảnh đất mà không liên quan đến chồng nó không? Bố mẹ cho đất con gái đã lấy chồng như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Bố mẹ cho đất con gái đã lấy chồng như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp bị cấm tặng cho đất đai
Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định 04 trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
– Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Ví dụ: Hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong vòng 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Trường hợp 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Bố mẹ tặng đất cho con gái đã lấy chồng có được xem là tài sản riêng không?
Theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy, trường hợp bố mẹ tặng cho đất riêng cho con, mặc dù lúc này con đã kết hôn nhưng vẫn được xem là tài sản riêng khi tặng riêng cho con gái.
Bố mẹ cho đất con gái đã lấy chồng như thế nào?
Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Bước đầu tiên là các bên cần phải soạn thảo, lập một bản hợp đồng tặng cho đất đai. Tùy từng trường hợp cụ thể, nhu cầu tặng cho đất khác nhau. Có thể là một phần hay toàn bộ. Là tặng cho đất hay bao gồm cả tài sản gắn liền với đất mà nội dung có thể khác nhau. Tuy nhiên, hợp đồng tặng cho đất đai cũng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản theo quy đinh.
Bước 2: Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Theo quy định, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Khi thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng nhà đất, các bên cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Luật công chứng năm 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Hợp đồng tặng cho các bên soạn trước.
- Bản sao giấy tờ tùy thân của các bên. Là chứng minh nhân dân, Căn cước công dân. Hộ chiếu của các bên tham gia tham gia ký kết hợp đồng.
- Sổ hộ khẩu bản sao công chứng chứng thực.
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho.
- Những giấy tờ khác xác nhận tình trạng hôn nhân của các bên. Có thể là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Quyết định ly hôn trong trường hợp các bên đã ly hôn.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc quyền sử dụng đất. Các giấy tờ này có thể là di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Văn bản cam kết về tài sản, Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
- Văn bản cam kết của các bên giao dịch về đối tượng giao dịch là có thật
– Các bên lựa chọn một tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất.
– Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ tặng cho đất đai. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của văn bản tặng cho. Trường hợp văn bản không đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ bổ sung, sửa đổi. Nếu văn bản đã đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hẹn thời gian để các bên ký văn bản.
– Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý cho các bên. Công chứng viên kiểm tra năng lực hành vi dân sự của các bên người yêu cầu công chứng. Hướng dẫn ký, điểm chỉ vào Hợp đồng tặng cho đất đai trước mặt Công chứng viên. Chuyên viên pháp lý soạn thảo lời chứng. Công chứng viên thực hiện ký nhận vào Hợp đồng và lời chứng.
– Công chứng viên chuyển hồ sơ để đóng dấu, lấy số công chứng. Sau khi thu thu phí công chứng sẽ trả hồ sơ cho các bên tham gia ký hợp đồng tặng cho.
Bước 3: Khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
Việc cha mẹ tặng cho đất cho con cái thì được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, dù được miễn thuế thu nhập, lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải kê khai theo quy định.
Nguyên tắc khai thuế đươc quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau: Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh, kể cả trường hợp được miễn thuế.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định khai, thu, nộp lệ phí trước bạ như sau: Lệ phí trước bạ được khai theo từng lần phát sinh. Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ có trách nhiệm kê khai và nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ (gồm cả các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này) cho Cơ quan Thuế khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 4: Thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ- CP như sau:
– Nộp hồ sơ giấy tờ đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất, trong trường hợp chỉ tặng cho đối với một phần quyền sử dụng nhà đất thì trước khi nộp hồ sơ cần đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc tách thửa.
– Văn phòng đăng ký đất đai sau khi xác định hồ sơ giấy tờ đã đầy đủ và hợp lệ sẽ phải thực hiện các việc sau:
- Xác định về nghĩa vụ tài chính mà người có yêu cầu phải thực hiện tại cơ quan thuế đồng thời thông báo đến người có yêu cầu nếu thuộc trường hợp phải đóng thuế.
- Ghi nhận nội dung biến động cho người nhận tặng cho quyền sử dụng nhà đất và cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính
– Về hồ sơ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (Sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT), người có yêu cầu cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Mẫu đơn theo quy định yêu cầu đăng ký biến động về nhà đất.
- Hợp đồng tặng cho đối với quyền sử dụng nhà đất đã được công chứng, chứng thực hợp lệ.
- Giấy chứng nhận về quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với nhà đất bản gốc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Bố mẹ cho đất con gái đã lấy chồng như thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Trích lục ghi chú ly hôn; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Có thể bạn quan tâm
- Trường hợp tặng cho đất được miễn thuế thu nhập cá nhân
- Quyết toán thuế TNCN cho người nghỉ thai sản theo quy định mới
- Quy trình thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn giải quyết do UBND cấp tỉnh quy định, cụ thể:
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật. Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã. Không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. không tính thời gian xem xét xử lý trường hợp vi phạm pháp luật. Không tính thời gian trưng cầu giám định.
Phí công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất tính theo giá trị của tài sản. Trong đó, căn cứ Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng tặng cho như sau:
– Giá trị tài sản dưới 50 triệu đồng: 50.000 đồng.
– Từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng: 100.000 đồng.
Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng: 0,1% giá trị tài sản của hợp đồng tặng cho.
Khi một trong hai người được tặng cho quyền sử dụng đất riêng thì đó là tài sản riêng của người đó. Lúc này, người được tặng cho riêng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phần tài sản này.
Ngoài ra, theo Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình, người này còn có quyền quyết định có nhập hay không nhập phần tài sản riêng này vào tài sản chung của vợ chồng.
Do đó, khi được tặng cho riêng, nếu người được tặng cho quyết định nhập tài sản này vào tài sản chung vợ chồng thì người còn lại sẽ được đứng tên trong sổ đỏ. Lúc này, tài sản riêng sẽ trở thành tài sản chung vợ chồng.
Như vậy, nếu cha mẹ tặng riêng đất cho con gái sau khi lấy chồng, con rể chỉ được đứng tên và có quyền với mảnh đất đó nếu người vợ đồng ý nhập tài sản riêng vào tài sản chung.