Chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc về thời hạn giải quyết khiếu nại thi hành án. Luật sư cho tôi hỏi Thời hạn giải quyết khiếu nại thi hành án theo quy định của pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Thời hạn giải quyết khiếu nại thi hành án theo quy định của pháp luật? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Các cơ quan nhà nước, người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi, hoạt động công vụ do cán bộ công chức của cơ quan mình và cấp dưới thực hiện. Vì vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự được xác định theo các nguyên tắc sau:
– Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án của nhân viên thuộc cơ quan thi hành án dân
– Thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp có hiệu lực thi hành.
– Bộ trường Bộ tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trường cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ tư pháp có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, đối với quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh đối với quyết định giải quyết khiếu nại của thù trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trường cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp đối với quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thì Bộ trưởng Bộ tư pháp có quyền xem xét lại các quyết định giải quyết khiếu nại nếu có căn cứ cho rằng quyết định giải quyết khiếu nại có vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ việc.
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu.
– Thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án thuộc Bộ quốc phòng có thẩm giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trái nại của thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án thuộc Bộ quốc phòng trong những trường hợp sau đây:
– Quyết định, hành vi bị khiếu nại là ưái pháp luật nhưng quyết định giải quyết khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật;
– Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án;
– Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại.
Trường họp khiếu nại được giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại nhưng không đưa ra bằng chứng mới thì người giải quyết khiếu nại lưu đơn khiếu nại và thông báo để đương sự biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại thi hành án theo quy định của pháp luật?
Thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự được tính từ ngày người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lí đơn khiếu nại đến ngày người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại. Theo quy định tại Điều 146 Luật thi hành án dân sự, thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
– Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lí đơn khiếu nại.
– Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lí đơn khiếu nại.
– Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 142 Luật thi hành án dân sự thì thụ lí đơn khiếu nại;
-Đơn khiếu nại chưa đủ điều kiện giải quyết thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết lí do hoặc hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến khiếu nại để được thụ lí giải quyết.
– Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của . cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì chuyển cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định và thông báo cho người khiếu nại biết.
– Trường hợp đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành thì không thụ lí nhưng phải có văn bản hướng dẫn, trả lời cho người khiếu nại biết. Việc hướng dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần.
– Trường hợp đơn khiếu nại đã được chuyển, hướng dẫn, trả lời, giải quyết theo quy định cùa pháp luật nhưng đương sự vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại cùng nội dung; đơn khiếu nại giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, nhân danh tập thể, không cỏ chữ kí hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn đồng thời gửi nhiều cơ quan, trong đó đã đề gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đơn đã mời người khiếu nại hai lần để xác định nội dung khiếu nại, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu nhưng người khiếu nại không đến, không cung cấp theo yêu cầu mà không có lí do thì lưu đơn.
Theo Điều 141 Luật thi hành án dân sự, nghị định 62/2015/NĐ-CP thì đối với đơn khiếu nại thuộc trường hợp không phải thụ lí để giải quyết thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lí nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì gửi trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
Trường hợp đơn khiếu nại vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì nội dung khiếu nại về thi hành án được giải quyết theo quy định về giải quyết khiếu nại về thi hành án, nội dung tố cáo được giải quyết theo quy định về giải quyết tố cáo.
– Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết khiếu nại
Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ là khâu rất quan trọng có tính chất quyết định đối với quá trình xem xét giải quyết vụ việc khiếu nại. Việc thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ là cơ sở để giải quyết việc khiếu nại chính xác và đúng pháp luật.
Khi tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải xác định rõ các nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại; nội dung, yêu cầu cần phải thẩm tra xác minh; những nội dung bị khiếu nại cần có sự giải trình của người bị khiếu nại; các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan có liên quan cần phải gặp để xác minh, thu thập
– Ra quyết định giải quyết khiếu nại
Sau khi đã xác minh được các vấn đề liên quan đến khiếu nại và thu thập được đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ làm căn cứ giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 151 Luật thi hành án dân sự, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 153 Luật thi hành án dân sự.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định phải được gửi cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người khiếu nại, người bị khiêu nại, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức như công bố tại cuộc họp cơ quan nơi người bị khiếu nại công tác; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan giải quyết khiếu nại; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện. Thủ trường cơ quan quản lí thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự được giao tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.
Tố cáo về thi hành án dân sự có những điểm khác biệt cơ bản so với khiếu nại về thi hành án dân sự. Người có quyền khiếu nại về thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự còn người có quyền tố cáo về thi hành án là công dân. Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự là quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên trong quá trình thi hành án dân sự mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, còn đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của thù trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Mục đích của khiếu nại về thi hành án dân sự là nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại nhưng mục đích của tố cáo về thi hành án dân sự là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.
Ý nghĩa của tố cáo về thi hành án dân sự
Tố cáo là công cụ để mọi người vạch rõ những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, để có biện pháp xử lí kịp thời, nghiêm
uy tín người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo, nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật (khoản 2 Điều 155 Luật thi hành án dân sự).
Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo về thi hành án dân sự
Người bị tố cáo về thi hành án dân sự là thủ trường cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến thi hành án bị công dân tố cáo với cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Để tránh làm oan người bị tố cáo, đồng thời bảo đảm công bằng, khách quan trong việc giải quyết tố cáo, người bị tố cáo các có quyền và nghĩa vụ được thông báo về nội dung tố cáo, đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật, được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lí người tố cáo sai sự thật, phải giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu, phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lí của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật (Điều 156 Luật thi hành án dân sự).
Bộ tư pháp có trách nhiệm giải quyết. Trường hợp người bị tố cáo là thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu thì thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án thuộc Bộ quốc phòng có trách nhiệm giải quyết.
– Khi thực hiện quyền tố cáo, người tố cáo làm đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo kí tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ kí hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo kí tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, ưong đó ghi rõ nội dung như tố cáo bằng đơn. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.
– Theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 02/2016/TT-BTP thì sau khi nhận được đơn tố cáo, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức nghiên cứu nội dung đơn tố cáo, đề xuất người có thẩm quyền xử lí như sau:
+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 157 Luật thi hành án dân sự thì thụ lí đơn tố cáo. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lí giải
+ Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
– Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lí; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn nhung không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lí để giải quyết.
– Sau khi thụ lí đơn tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh nội dung tố cáo bằng việc thu thập các chứng cứ để chứng minh tính đúng sai của nội dung tố cáo. Khi tiến hành xác minh, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo. Đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh nội dung tố cáo theo các bước: công bố quyết định thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo; làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, người tố cáo; người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Trường hợp vụ việc phức tạp hoặc xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tham khảo ý kiến tư vấn của cơ quan chuyên môn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan, tổ chức cuộc họp, trao đổi ý kiến hoặc trưng cầu giám định trước khi kết luận nội dung tố cáo.
– Trên cơ sở kết quả xác minh về nội dung tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải kết luận về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xừ lí đối với người vi phạm. ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sât có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Thời hạn giải quyết khiếu nại thi hành án theo quy định của pháp luật? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, đã được Hiến pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện.
Hiện nay, nước ta vẫn đang áp dụng các quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011 đối với lĩnh vực khiếu nại. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng giúp người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại của mình.
Đồng thời giúp cho cơ quan hành chính nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.
Cụ thể, Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Điều 8 Luật Khiếu nại, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trường hợp khiếu nại bằng đơn:
Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại;
Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
Nội dung, lý do khiếu nại;
Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp đến khiếu nại trực tiếp: Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Căn cứ theo các quy định tại Luật Khiếu nại, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn khiếu nại
Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định.