Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Tôi vừa mua trả góp một căn nhà. Liệu căn nhà đang trả góp có thể làm di sản thừa kế được hay không? Thời điểm nào thì tôi có thể mở thừa kế? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Nhà đang trả góp có được xem là di sản thừa kế không? ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
– Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản.
Di sản thừa kế bao gồm:
-Tài sản riêng của người chết;
-Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác;
-Quyền về tài sản do người chết để lại.
Di sản thừa kế gồm những gì?
– Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 thì Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
– Theo đó, di sản chính là các tài sản thuộc sở hữu của người để lại thừa kế lúc họ còn sống. Đó có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản thuộc di sản được phân loại thành bất động sản và động sản.
Bất động sản thuộc di sản thừa kế có thể bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy bất cứ tài sản nào thuộc sở hữu của người chết thì đều được xem là di sản thừa kế. Và nếu người này có để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo di chúc. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Nhà đang trả góp có được xem là di sản thừa kế không?
Như phân tích ở trên thì tài sản thuộc sở hữu của một người được xem là di sản thừa kế người đó để lại khi người đó chết. Do đó, nhà dù đang trả góp thi vẫn được xem là di sản thừa kế.
Nếu trước khi chết, người này để lại di chúc định đoạt về căn nhà này thì người nhận di sản theo di chúc sẽ thực hiện theo ý nguyện của người chết. Nếu người để lại di sản thừa kế không để lại di chúc thì di sản trong đó có căn nhà đang thế chấp sẽ được chia theo pháp luật.
Thông thường, hiện có hai hình thức mua nhà trả góp. Mua trả góp hay còn gọi là mua trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 (do các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua nhà ở) và mua trả góp của ngân hàng.
Mua nhà trả chậm, trả dần
Căn cứ khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014, nếu vẫn đang trong thời hạn trả chậm, trả dần mà người mua nhà trả chậm, trả dần chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền cũng như nghĩa vụ trả tiền nhà của người chết.
Sau khi đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán thì người thừa kế sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định mang tên người thừa kế.
Mua trả góp của ngân hàng
Đây thực chất là hình thức vay ngân hàng. Và trả góp từng tháng cho ngân hàng để dùng số tiền vay được thanh toán tiền nhà đã mua. Do đó, khi mua trả góp mua nhà từ ngân hàng thì căn nhà đã thuộc sở hữu của người mua. vVà số tiền dùng để mua nhà hiện đang vay ngân hàng và được trả gốc, lãi theo hình thức trả góp.
Do đó, căn nhà trong trường hợp này là di sản thừa kế.
Theo đó, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thực hiện theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, dù với hình thức nào, căn nhà đang trả góp cũng đều là di sản thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế là khi nào?
– Việc xác định thời điếm mở thừa kê rất quan trọng. Từ thời điểm đó, xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế.
– Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết. Vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kề nhưng đã thành thai trước khi người để lại dị sản chết.
– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
– Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng. Thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản. Hoặc nơi có phần lớn di sản.
Thực tế, một người trước khi chết có thể ở nhiều nơi khác nhau. Do đó, Bộ luật dân sự quy đinh địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng. Thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ. Hoặc phần lớn di sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Nhà đang trả góp có được xem là di sản thừa kế không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, hủy hóa đơn giấy không sử dụng…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Phải làm những gì khi Sổ đỏ sai diện tích thực tế?
- Hợp đồng mua bán đất giữa hai cá nhân có cần công chứng?
- Có được đổi đất với người ở địa phương khác hay không?
- Quy định trình tự và thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ thực hiện tài sản do người chết để lại. Người thừa kế nhận di sản có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với căn nhà và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.
Căn cứ Điều 620 Bộ luật này quy định về từ chối nhận di sản. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Theo đó, bạn không thể từ chối nhận di sản vì trốn tránh nghĩa vụ trả tiền trả góp căn nhà đó.
Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản. Và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản để biết.
– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
– Việc từ chối nhận di sản không thuộc trường hợp nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.