“Xin chào luật sư. Quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp xã hiện nay như thế nào? Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay thực hiện theo nguyên tắc ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quản lý nhà nước về tôn giáo là gì?
Quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là một dạng quản lý xã hội đặc biệt của Nhà nước, mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách tín ngưỡng, tôn giáo để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo do các cơ quan Quản lý Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội và đất nước.
Quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp xã như thế nào?
Hàng năm, trước ngày 15 tháng 10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở phải đăng kí với Uỷ ban nhân dân cấp xã chương trình hoạt động tôn giáo diễn ra vào năm sau tại cơ sở. Hoạt động tôn giáo không được:
– Tác động xấu đến đoàn kết, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc;
– Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;
– Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.
Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo được in, xuất bản các loại sách kinh, các ấn phẩm tôn giáo; được sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng việc đạo. Việc in, xuất bản các loại kinh, sách và các xuất bản phẩm tôn giáo, việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo thực hiện theo quy định pháp luật về in, xuất bản, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hoá phẩm, hàng hoá.
Tổ chức tôn giáo có nhu cầu in, xuất bản các loại kinh, sách, văn hoá phẩm có nội dung tôn giáo phải đăng kí đề tài xuất bản với Nhà xuất bản tôn giáo và không được phép chuyển nhượng giấy phép xuất bản dưới bất kì hình thức nào.
Nhà nước cấm in, sản xuất, kinh doanh, lưu hành, tàng trữ sách báo, văn hoá phẩm có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân.
Một số nguyên tắc để quản lý Nhà nước về tôn giáo hiệu quả
Bình đẳng
Trong quá trình QLNN đối với hoạt động tôn giáo đảm bảo cho mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật. Đây là nguyên tắc của thể chế dân chủ, có tính phổ quát ở nhiều quốc gia. Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân. Đến nay Hiến pháp Việt Nam đã được bổ sung nhiều lần với những qui định rõ về các quyền con người được Hiến pháp bảo vệ trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế đếnvăn hóa, xã hội. Nguyên tắc bình đằng đòi hỏi phải thực thi công bằng các quyền riêng trong xã hội, đặc biệt là quyền trẻ em, phụ nữ, các dân tộc thiểu số, quyền bình đẳng trước pháp luật của các tôn giáo. Công dân có quyền tự do TN,TG, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ của các tổ chức tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm do TN,TG hoặc lợi dụng TN,TG đế làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Đảm bảo tự do TN,TG của công dân
TN,TG là nhu cầu tinh thần của con người đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người. Tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng thần thánh, các biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Tuy nhiên mức độ của niềm tin, sự tôn thờ ấy ở mỗi con người, mỗi cộng đồng người ở mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau. Niềm tin tôn giáo khó áp đặt cũng không tước đoạt, nó tồn tại như nhu cầu khách quan của đời sống hiện thực. Vì vậy tự do tín ngưỡng cũng có nghĩa là con người được tự nguyện hướng tới lực lượng siêu nhiên, đồng thời cũng có quyền khước từ hoặc loại bỏ niềm tin đã có. Tự do tín ngưỡng cũng có nghĩa là không chấp nhận sự độc tôn hoặc tham vọng thôn tính của tôn giáo này đối với tôn giáo khác, càng không thể áp đặt hoặc gạt bỏ thông qua quyền lực chính trị.
Thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn giá trị văn hóa
Hoạt động TN,TG bao giờ cũng thể hiện qua sinh hoạt vật chất của con người. Tín ngưỡng, lòng tin tôn giáo được vật chất hóa trong đời sống xã hội thể hiện qua kinh sách, luật lệ, lễ nghi… Các cơ sở thờ tự của tôn giáo thường là nơi thờ phụng của tín đồ các tôn giáo, đồng thời cũng là nơi giữ gìn văn hóa vật thể và phi vật thể. Những công trình kiến trúc, những tác phẩm hội họa, điêu khắc, những bản nhạc, bài ca, y phục đến trang trí… thực hiện các nghi thức tôn giáo đều thể hiện nét văn hóa đặc trưng của từng tôn giáo cụ thể. Vì vậy, sự tồn tại của tôn giáo cũng có nghĩa là sự giao lưu và giữ gìn các giá trị di sản văn hóa. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không thế không quan tâm đến sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và tôn giáo truyền thống của nhân dân ta lưu giữ qua nhiều đời nay.
Đảm bảo sự thống nhất, hài hòa lợi ích cá nhân, cộng đồng và ích quốc gia, xã hội
Người có TN,TG và người không có TN,TG thường có những nhu cầu đòi hỏi trong đời sống xã hội. Đối với tín đồ các tôn giáo, nhu cầu tâm linh của họ được Nhà nước tôn trọng và tạo mọi điều kiện họ đáp ứng nhu cầu ấy. Nhưng ở vào một thời điểm nào đó đứng trước nhiều nhu cầu thì ở đây đòi hỏi tín đồ phải giải quyết hài hòa, thỏa đáng giữa ích cá nhân, lợi ích tập thể với lợi ích chung của xã hội. Thực hiện nguyên này đòi hỏi phải giải quyết tốt các xung đột, mâu thuẫn xuất hiện giữa các chủ thể nói trên.
Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp vì tín đồ phải được đảm bảo
Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân được uyến khích. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do TN,TG, lợi dụng TN,TG để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm phương hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị lên án và xử lý vi phạm theo luật định.
Có thể bạn quan tâm
- Sư có được thành lập doanh nghiệp hay không?
- Người theo tôn giáo có thể trở thành công an được không?
- Xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp xã như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Giấy phép sàn thương mại điện tử; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Ban Tôn giáo là tổ chức tương đương chi cục, trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo.
Căn cứ Điều 64 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
– Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
– Quản lý bằng pháp luật
– Quản lý bằng chính sách tôn giáo
– Quản lý bằng thanh tra, kiểm tra