Chào Luật sư, công ty tôi mới thành lập không lâu do chưa có kinh nghiệm về vấn đề báo cáo tài chính nên đã không nộp đúng hạn. Luật sư cho tôi hỏi Công ty không nộp báo cáo tài chính có bị phạt không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Công ty không nộp báo cáo tài chính có bị phạt không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Những trường hợp phải nộp báo cáo tài chính
Đối tượng áp dụng lập BCTC bao gồm tất cả các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ những trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính. Cụ thể:
Đối tượng lập BCTC
Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.
Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên) bao gồm:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;
+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc). BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.
Những trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính
Những doanh nghiệp siêu nhỏ
Trường hợp doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tài chính được áp dụng với dụng với doanh nghiệp siêu nhỏ, căn cứ theo Thông tư 132/2018/TT – BTC. Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định là doanh nghiệp có từ dưới 10 lao động và mức vốn hoặc doanh thu dưới 3 tỷ đồng, đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp – xây dựng; doanh nghiệp có dưới 10 lao động, mức lợi nhuận dưới 10 tỷ hoặc tổng vốn dưới 3 tỷ, với doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ.
Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ không bắt buộc lập báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, và sẽ nộp thuế thông qua doanh thu bán hàng hoặc thu nhập tính thuế. Sở dĩ loại doanh nghiệp này được pháp luật không yêu cầu nộp báo cáo tài chính vì mức lợi nhuận phát sinh thấp, mô hình công ty đơn giản, nên việc kiểm soát không quá khó khăn. Đồng thời, việc không yêu cầu nộp cũng làm giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển.
Những doanh nghiệp được gộp BCTC
Gộp báo cáo tài chính là việc cộng kỳ kế toán năm đầu tiên (hoặc năm cuối cùng) với kỳ kế toán tiếp theo (hoặc với kỳ kế toán trước đó). Theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Luật kế toán số 88/2015/QH13 và Khoản 3 điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp được gộp BCTC năm 2020 và năm 2021 khi có các điều kiện sau:
+) Áp dụng cho trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc là cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính làm một kỳ kế toán năm;
+) Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
+) Doanh nghiệp mới thành lập vào quý 4/2020 chưa phát sinh doanh thu thì có thể gộp báo cáo tài chính sang năm 2021.
Những doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Trong quá trình hoạt động, vì một số lý do nào đó mà doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh tròn 1 năm tài chính từ 01/01/2020 đến 31/12/2021 thì sẽ không phải nộp BCTC năm 2020.
Những doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục giải thể từ Quý 1 của năm
Trong trường hợp doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục giải thể từ Quý 1 thì doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện lập BCTC
Thời hạn nộp báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp nhà nước
– Thời hạn nộp BCTC quý:
Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
Đơn vị kế toán trực thuộc DN, Tổng công ty Nhà nước nộp BCTC quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
– Thời hạn nộp BCTC năm:
Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Đối với các loại doanh nghiệp khác
– Đơn vị kế toán là DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
– Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Công ty không nộp báo cáo tài chính có bị phạt không?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì việc không nộp hoặc nộp chậm báo cáo tài chính sẽ bị xử lý như sau:
“Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.”
Như vậy, đối với hành vi không nộp báo cáo tài chính hoặc nộp chậm báo cáo tài chính thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và buộc phải nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Công ty không nộp báo cáo tài chính có bị phạt không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điều 6 “Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính” của chuẩn mực kế toán số 21 “Lập và trình bày báo cáo tài chính”:
“06. Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính.”
Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê là một hoạt động mang tính chất bắt buộc. Hằng năm, mỗi công ty phải gửi các bản ghi chép về các hoạt động kinh doanh cũng như kết quả thông qua hoạt động tài chính đạt được để các cơ quan chính phủ kiểm tra lại với mục đích đảm bảo tính chính xác cho các mục đích về thuế, tài chính, đầu tư,…