Xin chào Luật sư X, tôi đang trong quá trình thành lập doanh nghiệp chuyên phân phối xe ô tô và xe máy, vì thế tôi đang tìm hiểu về các vấn đề pháp lý liên quan tới hóa đơn. Trong đó, tôi nghe nói hầu hết các loại hóa đơn điều bắt buộc phải đóng dấu không biết có đúng không? Hiện nay có những loại hóa đơn nào không cần đóng dấu? Xin được tư vấn.
Chào bạn, các quy định về hóa đơn là một trong những quy định mà các doanh nghiệp hay những người đang muốn thành lập doanh nghiệp phải lưu ý. Trong đó phải tìm hiểu hóa đơn là gì, hình thức hóa đơn,… Ngoài ra, hiện nay có những hóa đơn nào là không cần phải đóng dấu không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Hóa đơn là gì?
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật
Hiện nay có các loại hóa đơn như:
- Hóa đơn giá trị gia tăng: là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; vận tải quốc tế; xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Hóa đơn bán hàng dùng cho tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm, phiếu thu tiền.
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng.
Hình thức của hóa đơn
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
- Hóa đơn tự in: Các tổ chức kinh doanh sẽ tự in hóa đơn ra trên các thiết bị, máy móc.
- Hóa đơn điện tử: Đây là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Hóa đơn đặt in: Các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Những hóa đơn nào không cần đóng dấu
Tại khoản 3, Điều 10, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định như sau: “Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.”
Như vậy, các chứng từ giấy được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử chỉ có giá trị lưu giữ chứ hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Ngoại trừ trường hợp các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo đúng quy định pháp luật.
Hiện nay, chưa một văn bản pháp luật nào về hóa đơn điện tử có quy định bắt buộc hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử phải có đóng dấu. Bên cạnh đó, các hóa đơn chuyển đổi hoàn toàn không có giá trị pháp lý, chỉ dùng để lưu giữ, ghi sổ hay theo dõi. Vì vậy, các hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử không cần thiết phải có dấu dấu của doanh nghiệp.
Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC
Căn cứ theo nội dung tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC:
“a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.”
Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát hành và sử dụng các loại hóa đơn điện tử không được đóng dấu và chữ ký trong một số trường hợp nhất định.
Những vậy các loại hóa đơn không cần bắt buộc phải đóng dấu hiện nay là hóa đơn điện tử và hoasd đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy mà Luat sư X đã trình bày ở trên.
Đối tượng phải sử dụng hóa đơn điện tử
Ngoại trừ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đáp ứng 02 điều kiện như trên thì tất cả doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh còn lại phải sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định, gồm:
(1) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
(2) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(3) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác.
(4) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(5) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.
Từ ngày 01/7/2022, những đối tượng trên phải sử dụng hóa đơn điện tử gồm hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Lưu ý: Từ ngày 21/11/2021, Bộ Tài chính đã công bố triển khai và chính thức sử dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh thành phố giai đoạn 1, gồm Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ (những địa phương này triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trước).
Cách chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy
Hiện nay, để chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy đơn giản, nhanh chóng, người dùng có thể thực hiện thao tác in chuyển đổi ngay trên phần mềm hóa đơn điện tử đang sử dụng.
Các bước thực hiện trên các phần mềm khác nhau có thể có đôi chút khác biệt nhưng về cơ bản tuân theo các bước dưới đây:
– Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử
– Bước 2: Tìm kiếm hóa đơn điện tử cần chuyển đổi
– Bước 3: Chọn chức năng in chuyển đổi
– Bước 4: Phần mềm hóa đơn điện tử sẽ kết nối với máy in và thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn và doanh nghiệp giải đáp thắc mắc hóa đơn chuyển đổi có cần đóng dấu hay không. Đồng thời cập nhật các quy định pháp luật liên quan tới hóa đơn chuyển đổi.
Có thể bạn quan tâm
- Di chúc bằng miệng có giá trị không?
- Xử phạt karaoke không phép như thế nào?
- Xe 7 chỗ chở quá số người quy định phạt bao nhiêu tiền?
- Tảo hôn là gì, xử lý tình trạng này thế nào?
- Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những gì?
- Chồng ngoại tình thì tài sản như thế nào?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Những hóa đơn nào không cần đóng dấu“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định đơn xin trích lục khai sinh; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.
Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng
Đối với các hành vi sau đây:
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, và trường hợp bị phạt cảnh cáo.
Lưu ý: Quy định hiện hành yêu cầu xử phạt đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc lưu trữ.