Xin chào Luật sư X, người quen của tôi gặp tai nạn nên tôi phải ra Hồ Chí Minh để thăm nuôi, do không rành đường xá ở đây nên đi nhầm vào được một chiều nên phải đi ngược lại. Vì đi ngược chiều nên tôi bị cảnh sát giao thông gần đó yêu cầu dừng xe và phạt hành chính 2,000,000 đồng. Như vậy cảnh sát giao thông có phạt đúng không? mức phạt và quy định về đi ngược chiều hiện nay là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, đi ngược chiều là một trong những hành vi gây cản trở giao thông và dễ gây tai nạn, và mới đây chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có các điểm mới về đi ngược chiều. Vậy cụ thể đi ngược chiều Nghị định 123 là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là đi ngược chiều?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi đi ngược chiều được xác định khi bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đi ngược chiều của đường một chiều.
Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Với trường hợp đường một chiều tức là đoạn đường các phương tiện khi tham gia giao thông chỉ được phép đi một chiều, không được đi chiều ngược lại, nếu muốn quay lại thì phải đi đường khác, là đoạn đường không có dải phân cách. Các đoạn đường một chiều ở quận Hoàn Kiếm như: Đường một chiều Hàng Đào -> Hàng Ngang -> Hàng Đường -> Chợ Đồng Xuân -> Hàng Giấy đến Bốt Hàng Đậu.
Trường hợp thứ hai: đường có biển “Cấm đi ngược chiều” là đường có dải phân cách chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy, các phương tiện phải đi đúng chiều của mình, biển báo “Cấm đi ngược chiều” được đặt ở 2 chiều xe chạy.
Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc khi chạy xe trên đường là chạy xe về phía bên tay phải theo chiều đi của mình, nếu đi về phía bên tay trái tức là bạn đang đi ngược chiều nhưng khi bị CSGT bắt phạt, lỗi mà bạn vi phạm là lỗi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình chứ không phải là lỗi đi ngược chiều.
Nguyên tắc tránh xe đi ngược chiều?
Điều 17 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rõ quy tắc tránh xe đi ngược chiều như sau:
Trên đường không phân chia thành 2 chiều xe chạy riêng biệt, 2 xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
- Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
- Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Theo đó, có thể thấy khi tránh xe đi ngược chiều, người điều khiển phương tiện cần nắm lòng các quy tắc sau đây:
- Quy tắc về tốc độ khi tránh xe ngược chiều:
Khi hai xe đi ngược chiều tránh nhau trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt thì người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phía phải theo chiều xe chạy của mình.
- Quy tắc nhường đường khi tránh xe ngược chiều:
+ Ở nơi đường hẹp chỉ đủ cho 01 xe chạy và có chỗ tránh xe: Xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe còn lại đi.
+ Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc.
+ Xe có chướng ngại vật phía trước phải nhường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
- Quy tắc dùng đèn khi tránh xe:
Các phương tiện đi ngược chiều gặp nhau không được sử dụng đèn chiếu xa.
Đi ngược chiều cần tuân thủ các quy tắc đã được quy định nhầm tránh việc cản trở lưu thông, ngoài ra còn tránh việc xảy ra tai nạn. Cũng chính vì thế nếu bạn không tuân thủ các quy tắc trên mà vi phạm lỗi đi ngược chiều thì sẽ phải chịu các mức phạt mà sau đây Luật sư X sẽ trình bày cho bạn.
Mức phạt lỗi đi ngược chiều với ô tô năm 2022
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; (điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. (điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. (điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Mức phạt lỗi đi ngược chiều với xe máy năm 2022
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; (điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đi xe trên vỉa hè ngược chiều bị phạt bao nhiêu?
Theo Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019 được bổ sung thêm ở Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà thì bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Tuy nhiên khi lưu thông ở trên vỉa hè không có biển báo cấm đi ngược chiều, do đó khi đi ngược chiều trên vỉa hè bạn chỉ bị xử phạt lỗi đi xe trên hè phố chứ không bị phạt lỗi đi ngược chiều.
Có thể bạn quan tâm
- Di chúc bằng miệng có giá trị không?
- Xử phạt karaoke không phép như thế nào?
- Xe 7 chỗ chở quá số người quy định phạt bao nhiêu tiền?
- Tảo hôn là gì, xử lý tình trạng này thế nào?
- Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những gì?
- Chồng ngoại tình thì tài sản như thế nào?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đi ngược chiều theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định Giấy phép sàn thương mại điện tử; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.
Biển cấm đi ngược chiều có số hiệu là: P.102
Bên cạnh việc bị phạt tiền, hành vi đi ngược chiều đối với ô tô, xe máy, máy kéo còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng).
Không phải tất cả hành vi đi ngược chiều đều bị tước bằng lái xe, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét mức độ vi phạm và hậu quả gây ra bởi hành vi này mà áp dụng tước bằng lái xe với thời hạn tương ứng.
Đối với máy kéo: có thể bị tạm giữ xe để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm
Đối với ô tô, xe máy: bị tạm giữ xe trong trường hợp: để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt (nếu chỉ bị phạt tiền) và khi tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được các giấy tờ cần thiết (bằng lái, đăng ký xe máy, bảo hiểm ô tô…)
Thời hạn tạm giữ: 07 ngày, có thể kéo dài tối đa 30 ngày.