Đảng viên là một trong nhân tố quan trọng trong việc nêu gương sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho nhân dân. Tuy nhiên, không phải đảng viên nào cũng sống mẫu mực, là tấm gương sáng cho mọi người mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Báo cáo đảng viên có dấu hiệu vi phạm” qua bài viết sau đây nhé!
Báo cáo đảng viên có dấu hiệu vi phạm
– Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát, nắm tình hình hoặc nhiệm vụ được giao, cán bộ theo dõi địa bàn đề xuất, báo cáo bằng văn bản với thường trực ủy ban về việc:
Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng kiểm tra); nội dung kiểm tra; kế hoạch kiểm tra (mốc thời gian kiểm tra, thời gian làm việc của đoàn…) và dự kiến thành viên đoàn (tổ) kiểm tra (gọi tắt là đoàn kiểm tra).
– Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch kiểm tra (mẫu theo quy định).
– Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương gợi ý báo cáo giải trình (mẫu theo quy định) để đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo; lịch làm việc của đoàn; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ kiểm tra.
Bước tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
– Thành viên ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra làm việc với (đại diện tổ chức đảng trực tiếp quản lý đối tượng kiểm tra (nếu có); đối tượng kiểm tra)5 để triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra; thống nhất lịch làm việc; yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình, cung cấp vãn bản, tài liệu có liên quan; ðề nghị chỉ ðạo các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.
Trýờng hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.
– Đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình (bằng văn bản) theo nội dung đã được gợi ý và các văn bản, tài liệu; gửi Ủy ban kiểm tra (qua đoàn kiểm tra).
– Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh: Nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra để thu thập các văn bản, tài liệu, chứng cứ có liên quan; làm việc với đối tượng kiểm tra để yêu cầu giải trình bổ sung, làm rõ nội dung kiểm tra.
+ Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực Ủy ban xem xét, quyết định.
+ Đoàn kiểm tra trao đổi bằng văn bản với đối tượng kiểm tra những nội dung cần giải trình, bổ sung, làm rõ. Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (mẫu theo quy định).
(Nếu thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và đối tượng kiểm tra tự giác nhận có vi phạm và làm kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật thì trưởng đoàn kiểm tra (hoặc thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra) báo cáo Ủy ban hoặc thường trực Ủy ban xem xét, quyết định cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng cùng với quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
Trước khi Ủy ban họp xem xét, xử lý kỷ luật, thành viên Ủy ban kiểm tra chỉ đạo đoàn gặp đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm nghe trình bày ý kiến và báo cáo (kèm theo bản tự kiểm điểm của đối tượng vi phạm) tại kỳ họp của Ủy ban kiểm tra. Hoặc đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm có quyền trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với Ủy ban kiểm tra tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định).
– Tổ chức hội nghị (các tổ chức đảng là đối tượng kiểm tra hoặc trực tiếp quản lý đảng viên được kiểm tra tổ chức và chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để đoàn kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; đối tượng kiểm tra trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm tra, xác minh về các nội dung kiểm tra và đề nghị bằng văn bản (nếu có); bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có).
– Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về kết quả kiểm tra; báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực Ủy ban (nếu cần), trước khi trình Ủy ban.
Bước kết thúc kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên
– Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:
+ Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng được kiểm tra; các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
+ Ủy ban thảo luận, kết luận; biểu quyết quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có).
– Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo về kết quả kiểm tra và hoạt động của đoàn kiểm tra.
– Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp) hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, quyết định thi hành kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có); báo cáo thành viên Ủy ban phụ trách trước khi trình thường trực Ủy ban ký, ban hành.
– Thành viên Ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra công bố thông báo kết luận kiểm tra đến đối tượng kiểm tra và tổ chức, cá nhân có liên quan; triển khai thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật (nếu có).
Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.
– Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.
– Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận, quyết định của Ủy ban.
Báo cáo đảng viên có dấu hiệu vi phạm
Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm như sau:
ỦY BAN KIỂM TRA ……………..ĐOÀN (TỔ) KIỂM TRA | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
……….., ngày…tháng…năm… |
BÁO CÁO
kết quả kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đối với
Đồng chí………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………..
Đơn vị:…………………………………………………………
Thực hiện kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ……………………………………………. với nội dung kiểm tra sau:
(Phần này ghi từng nội dung kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra).
Qua quá trình thẩm tra, xác minh, Đoàn (tổ) kiểm tra xin báo cáo kết quả kiểm tra như sau:
I/ Sơ yếu lý lịch đảng viên được kiểm tra.
– Họ và tên: ……………………………………………. Bí danh: ……………………………….
– Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………
– Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay: ………………………………………………………..
– Dân tộc ………………………………………………………………………………………………
– Trình độ văn hóa: ………………………………………………………………………………..
– Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………………
– Trình độ chính trị: ……………………………………………………………………………….
– Ngày vào Đảng ………………………………………………………………………………….
– Ngày chính thức: ……………………………………………………………………………….
– Tóm tắt quá trình công tác: ………………………………………………………………….
– Khen thưởng: ……………………………………………………………………………………
– Kỷ luật: …………………………………………………………………………………………….
II/ Kết quả kiểm tra.
Qua thẩm tra, xác minh của đoàn (tổ), bản giải trình của (đảng viên được kiểm tra) và ý kiến tham gia, kết luận tại hội nghị của các tổ chức đảng có liên quan, đối chiếu với từng nội dung kiểm tra để nêu rõ đúng, sai, hoặc vi phạm (nếu có) và nguyên nhân vi phạm của đảng viên được kiểm tra
III/ Nhận xét và đề nghị. (phần này tuỳ trưòng trường hợp cụ thể, có những nội dung chỉ để báo cáo cho UBKT cấp kiểm tra, không thông qua tổ chức đảng và đảng viên nơi được kiểm tra khi chưa có kết luận của UBKT)
1. Nhận xét
Đối chiếu với nội dung kiểm tra để có nhận xét chung về ưu điểm, khuyết điểm và mức độ vi phạm (nếu có) theo nội dung kiểm tra.
2. Đề nghị:
Qua kết quả kiểm tra, đoàn (tổ) có những kiến nghị, đề xuất cụ thể.
T/M ĐOÀN (TỔ) KIỂM TRA |
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
- Quy trình kép xử lý kỷ luật đảng viên
- Quy định về kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
- Hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân của đảng viên
- Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Báo cáo đảng viên có dấu hiệu vi phạm”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, làm thủ tục đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử bản sao; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ vào hình phạt, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ hoặc căn cứ vào văn bản đề xuất của Ủy ban kiểm tra để tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, ban hành quyết định kỷ luật cho phù hợp.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định số 1319-QĐ/UBKTTW năm 2013 Ban hành quy định về phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm như sau:
2- Dấu hiệu vi phạm là những hiện tượng, biểu hiện qua những thông tin, tài liệu, hiện vật cho thấy tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái các quy định của Đảng. Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội.
Như vậy, việc xác định đảng viên vi phạm hay không được nhận diện thông qua những dấu hiệu như trên.