Có rất nhiều tranh chấp có yếu tố nước ngoài lựa chọn giải quyết bằng trọng tài Việt Nam. Việc có một bên là nuóc ngoài khiến cho ngôn ngữ bị bất đồng và khó giải quyết. Vậy có được mang phiên dịch khi người tham gia tố tụng Trọng tài không biết tiếng Việt? Mời bạn đọc xem bài viết ngay dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Luật Trọng tài thương mại 2010
Ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài
Điều 10 của Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định:
“Điều 10. Ngôn ngữ
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định”.
Như vậy, các bên chỉ được thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ đối với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài và các bên đều là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam thì ngôn ngữ được sử dụng ở đây phải là tiếng Việt (không được tự do lựa chọn).
Có được mang phiên dịch khi người tham gia tố tụng Trọng tài không biết tiếng Việt?
Theo Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về ngôn ngữ như sau:
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.
Theo quy định hiện hành thì trong trường hợp đăng ký thực hiện việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì đương sự có yếu tố nước ngoài khi không biết tiếng Việt có thể chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
Trình tự của thủ tục trọng tài
Phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo thông lệ quốc tế thường được tiến hành theo trình tự như sau:
Đưa đơn kiện
Thành lập Uỷ ban trọng tài
Căn cứ vào thoả thuận trọng tài vên nguyên đơn gửi đơn kiện tới tổ chức trọng tài có thẩm quyền, trong đó nêu tóm tắt nội dung vụ việc, tên, địa chỉ của các bên tranh chấp. Cách thức thành lập Uỷ ban trọng tài được tiến hành như sau:
1. Hai bên nhất trí chọn một trọng tài viên duy nhất
2. Mỗi bên chọn một trọng tài viên và trọng tài viên của các bên chọn ra trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch ban trọng tài là người ra quyết định cuối cùng của phiên họp phân xử. Nếu trọng tài việ của các bên không thống nhất trọn được trọng tài viên thứ ba thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định (đối với trọng tài thường trực) hoặc Toà án chỉ định (đối với AD – HOC).
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc lựa chọn trọng tài viên các tổ chức trọng tài quy chế thường đưa ra bản danh sách các trọng tài viên có thể tham gia xét xử. Ban thư ký của tổ chức trọng tài có chức năng hướng dẫn, tư vấn cho các bên trong việc lựa chọn trong tài viên nếu các bên yêu cầu.
Sau khi đã lựa chọn được các trọng tài viên để thành lập Uỷ ban trọng tài trong qúa trình tố tụng, nếu các bên có sự nghi ngờ về tính vô tư và độc lập của trọng tài viên thì có quyền bãi miễn trọng tài viên. Các quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài, nói chung, đều quy định vấn đề này.
Như vậy, thủ tục tố tụng trọng tài về cơ bản tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có thể tự do lựa chọn trọng tài viên theo yêu cầu của mình. Khi lựa chọn các viên có điều kiện cần nhắc các yếu tố như trình độ chuyên môn, khả năng xét xử và đạo đức của trọng tài viên để lựa chọn được trọng tài viên mà mình tin cậy nhất để trao cho họ quyền quyết định cuối cùng về vấn đề đang tranh chấp.
Hoà giải trước Uỷ ban trọng tài
Sau khi các bên lựa chọn được các trọng tài viên đê thành lập Uỷ ban trọng tài, các trọng tài viên sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ, thu thập và xác minh chứng cứ trên cơ sở chứng từ, tài liệu các bên tự nguyện cung cấp. Trong những trường hợp cần thiết, Uỷ ban trọng tài có thể nhờ Toà án giúp đỡ trong việc thu thập chứng cứ.
Luật trọng tài các nước quy định rằng trước khi mở phiên họp xét xử, các trọng tài viên được lựa chọn trước hết phải đề xuất, vận động các bên giải quyết tranh chấp bằng con đường hoà giải. Tuy vậy, Uỷ ban trọng tài chỉ có thể thực hiện vai trò là hoà giải viên khi các bên đồng ý. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của các tổ chức trọng tài quốc tế, đặc biệt ở khu vực Châu á cho thấy các trọng tài viên trên cơ sở phân tích hồ sơ vụ việc có thể đề nghị các bên tiến hành hoà giải. Nếu các bên đồng ý hoà giải thành công trước khi công bố phán quyết hoặc ngay tại phiên họp xét xử đầu tiên thì Uỷ ban trong tài sẽ kết thúc vụ việc. Theo yêu cầu của các bên, Uỷ ban trọng tài sẽ ghi nhận thoả thuận hoà giải thành phán quyết trọng tài. Khi đó, các bên tranh chấp sẽ tiết kiệm thời gian đi kiện và chi phí trọng tài. Nếu các bên không chấp nhận hoà giải hoặc hoà giải không thành thì Uỷ ban trọng tài sẽ tiến hành tổ chức xét xử.
Tổ chức xét xử
Sau khi các bên không hoà giải được thì Uỷ ban trọng tài quyết định tiến hành phiên họp xét xử vụ tranh chấp. Uỷ ban trọng tài sẽ thông báo cho các bên biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp xét xử. Thông thường phiên họp xét xử được tiến hành theo nguyên tắc xét xử kín, không công khai. Tham gia phiên xét xử ngoài các trọng tài viên là thành viên của Uỷ ban trọng tài, đại diện của các bên tranh chấp, các luật sư của các bên, thư ký phiên họp. Những người ngoài cuộc chỉ có mặt khi các bên đồng ý. Thủ tục xét xử được Uỷ ban trọng tài tuân thủ quy tăcss tố tụng trọng tài, còn nội dung vụ việc sẽ được phân xử theo luật thực chất áp dụng cho hợp đồng.
Trong phiên họp xét xử Uỷ ban trọng tài sẽ dành cơ hội cho các bên trình bày quan điểm của minh về nội dung tranh chấp, đồng thời khuyến khích các bên bổ sung các chứng cứ đã có.
Ra phán quyết
Sau khi các bên trình bày quan điểm của mình, trên cơ sở luật thực chất áp dụng cho vụ việc Uỷ ban trọng tài sẽ phân tích những điểm đúng sai của mỗi bên và đưa ra quyết định cuối cùng về vụ tranh chấp gọi là phán quyết trọng tài. Việc ra phán quyết dựa trên các căn cứ luật áp dụng, các điều khoản hợp đồng, tập quán và thông lệ thương mại quốc tế. Phán quyết được hoàn thành trong một thời hạn nhất định và được gởi cho các bên để đảm bảo tính nhanh chóng, dứt điểm của thủ tục trọng tài.
Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài
Phán quyết của trọng tài là quyết định cuối cùng của Uỷ ban trọng tài hoặc của trọng tài viên duy nhất. Nếu là phán quyết của Uỷ ban trọng tài thì phán quyết đó phải được biểu quyết theo đa số. Quyết định của trọng tài phải được lập thành văn bản và phải có chữ ký của tất cả các trọng tài viên.
Các bên có trách nhiệm thực hiện ngay các quyết định của trọng tài phán quyết của trọng tài là chung thẩm.
Tuy nhiên, do trọng tài không nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, không nhằm thực hiện quyền lực của Nhà nước nên không có những biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Vì vậy khi bên thua kiện không tự nguyện thực hiện phán quyết của trọng tài thì theo thông lệ quốc tế, bên thắng kiện có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định công nhận làm căn cứ cho việc cưỡng chế thi hành. Sau khi Toà án kiểm tra tính hợp pháp của quyết định trọng tài, Toà sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành án và lúc đó phán quyết của trọng tài có hiệu lực thi hành như một quyết định hoặc bản án của Toà án.
Chỉ trong trường hợp Toà án xem xét việc ra quyết định cũng như quá trình tố tụng vi phạm các quy định có tính nguyên tắc của tố tụng trọng tài và khi đó các bên có quyền yêu cầu một Uỷ ban trọng tài khác hoặc mở lại thủ tục tại toà án từ đầu.
Mời bạn xem thêm:
- Trung tâm trọng tài thương mại có được mở chi nhánh hay không?
- Có thỏa thuận trọng tài cả hai bên muốn kiện ra tòa được không?
- Dùng luật nước ngoài giải quyết tranh chấp tố tụng trọng tài có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có được mang phiên dịch khi người tham gia tố tụng Trọng tài không biết tiếng Việt?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 11 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
1. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
Khoản 2 Điều 10 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 về ngôn ngữ quy định “đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận”. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã mở rộng trường hợp theo đó các bên được thỏa thuận chọn ngôn ngữ cho tố tụng trọng tài. Cụ thể, Luật đã bổ sung thêm trường hợp “tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Trong thực tế, không hiếm trường hợp Hội đồng Trọng tài thuộc VIAC chấp nhận ngôn ngữ do các bên thỏa thuận khi tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.